K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2017

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lúc 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.

+ Trung đoàn thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Bien, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân...

+ Sau hai tháng chiến đấu kiên cường - ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.

- Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã...cuối tháng 11/1947.

+ Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí của địch.

+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.

+ Như vậy ta bẻ gãy hai gọng kìm Đông - Tây của Pháp. Ngày 19/12/947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

3 tháng 9 2019

- Ngày 19 - 12 - 1946, mở đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Ngày 6 - 3 - 1946, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ nhằm tránh cuộc đụng đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù nguy hiểm.

- Ngày 14 - 9 - 1946, ký với Pháp Tạm ước tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của kẻ thù, làm thay đổi chiến lược chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

- Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.

8 tháng 6 2018
Thời gian Sự kiện
2 - 1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
1950 - 1951 Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà Nam Ninh.
Đông - xuân 1951 -1952 Chiến dịch Hòa Bình.
Thu - đông 1952 Chiến dịch Tây Bắc.
Xuân - hè 1953 Chiến dịch Thường Lào.
9 - 1953 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông xuân 1953 - 1954 .
1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ.
21 - 7 - 1954 Ký kết Hiệp định Giơnevơ
24 tháng 4 2017

Bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



16 tháng 10 2017

=))

3 tháng 7 2017

Đáp án B

Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn

3 tháng 9 2017

Đáp án: C

23 tháng 6 2019

Đáp án B

2 tháng 2 2016

* Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 :

- Tháng 4/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhă,f đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chúng âm mưu giành thắng lợi, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng đã có chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên các mặt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

- Ở Bắc Cạn, quân ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....... buộc Pháp rủt lui Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....  vào cuối tháng  11/1947.

- Ở mặt trận hướng đông, quân ta tiến hành nhiều trận phục kích, tiêu hao nhiều lực lượng địch. Đặc biệt, trận phục kịch ở đèo Bông Lau, tiêu hao nhiều lực lượng địch, tịch thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

- Ở mặt trận hướng tây, quân ta chặn đánh địch nhiều trận trên sông. Nổi bạt là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và cano của địch.

- Như vậy, hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị bẻ gãy, không khép lại được.

- Sau hai tháng chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút lui của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô....Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ta đã trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

* Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 :

- Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới.

- Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Về phía Pháp, có sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập "Hành lang Đông - Tây"; Pháp chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn trên Việt Bắc lần thứ 2.

- Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phân quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đồng thời tạo thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào Đông Khê và giành thắng lợi. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường 4 và cho quân từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về nhưng bị quân ta chặn đánh dữ dội nên phải rút về.

- Ngày 8/1/0/1950, địch chạy khỏi Thất Khê về Na Sầm. Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng đã bị ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn. Ngày 17/10 rút khỏi Đồng Đăng. Ngày 18/10 rút khỏi Lạng Sơn. Đường số 10 được giải phóng ngày 22/10/1950.

- Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 van dân, chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

- Với chiến thắng biên giới, con đường nối nước ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

26 tháng 5 2018

Đáp án A

- Đáp án A đúng vì cả hai chiến dịch đánh dấu sự chuyển biến về thế và lực của ta.

- Đáp án B loại vì sau Biên giới thì Pháp mới chuyển sang phòng ngự.

- Đáp án C loại vì sau Biên giới thì Pháp mới nhận viện trợ lớn của Mĩ.

- Đáp án D loại vi sau chiến dịch Biên giới ta mới chuyển sang giai đoạn tiến công chiến lược.

5 tháng 12 2019

Đáp án C

- Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.