K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2016

- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà vă phải có sự gắn bó sâu sắc với cuộc đời để từ đó khám phá và sáng tạo góp phầ vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
       - Hồ Chí Minh chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dâ tộc của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Viết cho ai, viết cái gì? Viết để làm gì? Cách viết thế nào? Bên cạnh đó, Người chú ý đến mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ.
      - Hồ Chí Minh quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu nhà văn phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn" sự phong phú của đời sống cách mạng, phải ca ngợi, khẳng định cái cao đẹp, phê phán và phủ nhận cái xấu trong cuộc đời.
      Mặt khác, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện sao cho hấp dẫn, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần dân tộc của nhân dân.

26 tháng 8 2018

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học

    + Miêu tả cho hay, chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú

    + Nhà văn có ý thức đề cao tình thân, cốt cách trong dân tộc

    + Nhà văn tìm tòi sáng tạo

- Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp

    + Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức trước khi viết

- Ý nghĩa: quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng

22 tháng 7 2019

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

11 tháng 5 2017

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.

b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.



Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng

Hồ Chí Minh  đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức: Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ .

Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Trong sáng ,hấp dẫn, ca ngợi cái tốt,phê phán cái xấu, thể hiện tinh thần dân tộc, nhân dân.

18 tháng 11 2019

- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

      + Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.

      + Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .

       + Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).

Đáp án cần chọn là: C

2 tháng 3 2018

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

* Văn chính luận:

- Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…

- Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm

- Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

- Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước

- Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng

- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…

* Thơ ca

- Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng

- Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

24 tháng 6 2016

* Văn chính luận
- Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
- Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
- Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
* Truyện và kí
- Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
- Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
*Thơ ca
- Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

27 tháng 9 2017

Tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" là tác phẩm thuộc văn bản chính luận.

Đáp án cần chọn là: D

3 tháng 3 2016

Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “Tuyên Ngôn Độc Lập”.

Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên Ngôn Độc Lập  trước hàng chục vạn đồng bào .

TNĐL đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ Phong kiến thực dân ở nước ta. Tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

TNĐL còn đập tan âm mưu xảo trá của Mĩ - Pháp –Anh với chiêu bài tái chiếâm Đông Dương ở miền Nam , và âm mưu xâm lược của quận đội quốc dân đảng ở miền Bắc nước ta .

=>Mục đích sáng tác Tuyên Ngôn Độc Lập : Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.