K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2021

Cuộc kháng chiến của nhân ta trên toàn quốc qua các giai đoạn: 1858-1873; 1873-1884; 1885-cuối thế kỉ XIX.

25 tháng 5 2022

Tham khảo:

So sánh phong trào Đông Du với phong trào Duy Tân? - Hoc247
25 tháng 5 2022

tham khảo

undefined

NG
13 tháng 10 2023

Phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân là hai phong trào lịch sử quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phong trào này:

Giống nhau:

- Mục tiêu chính: Cả phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân đều hướng tới mục tiêu giành độc lập, tự do và giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi sự ách đô hộ của thực dân Pháp.

- Nguyên tắc cách mạng: Cả hai phong trào đều khởi xướng từ ý thức dân tộc và nhân văn, nhằm cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam bằng cách thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội.

- Sự ảnh hưởng của trí thức: Cả Đông Du và Duy Tân đều được lãnh đạo bởi những công dân trí thức trẻ tuổi, có ý thức dân tộc cao và mong muốn tạo nên sự thay đổi cho xã hội Việt Nam.

Khác nhau:

- Thời gian và bối cảnh: Phong trào Đông Du diễn ra vào cuối thế kỷ 19, trong khi phong trào Duy Tân diễn ra vào đầu thế kỷ 20. Đông Du tập trung vào việc trau dồi kiến thức về nước Pháp, trong khi Duy Tân nhấn mạnh sự cách mạng và tổ chức chính trị.

- Chiến lược và phương pháp: Đông Du có chiến lược đào tạo lãnh đạo tương lai của Việt Nam thông qua việc gửi trẻ em sang Pháp học. Trong khi đó, Duy Tân theo đường lối cách mạng, tăng cường hoạt động tại nước trong việc lan tỏa ý thức dân tộc và xây dựng tổ chức cách mạng.

- Quy mô và ảnh hưởng: Phong trào Đông Du có quy mô nhỏ hơn và chỉ tác động một phần trí thức. Trong khi đó, Duy Tân có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh niên sinh viên, và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hội đồng cách mạng và các tổ chức đấu tranh khác.

12 tháng 6 2021

Nội dung:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Ý nghĩa:

- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

 

12 tháng 6 2021

Tham Khảo !

* Nội dung:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Ý nghĩa:

- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

19 tháng 4 2022

 Phong trào

   Mục đích

Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu

Phong trào Đông du (1905 - 1909)

  Mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

 

    Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra Hội Duy tân với mục đích lập ra nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905, phong trào Đông Du bắt đầu được thực hiện bằng việc đưa học sinh sang Nhật học tập (có đợt lên đến 200 học sinh).

- Tháng 9 - 1908, Nhật trục xuất học sinh Việt Nam về nước (Do Pháp - Nhật câu kết với nhau).

- Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu bị buộc rời khỏi Nhật Bản.

=> Phong trào Đông Du thất bại, hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động

  

Đông Kinh nghĩa thục (1907)

 nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; cổ xúy và xây dựng một nền giáo dục mới, tiến bộ, đưa lại sự tiến hóa cho dân tộc. 

 

Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục, trường dạy các môn khoa học; tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước...

- Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Tuy nhiên, đến tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.

- Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.


 

Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

                                                 

 mục đích:Xây dựng Việt Nam hùng mạnh,có kinh tế phát triển,chính trị tiến bộ,cải cách văn hóa-xã hội,đấu tranh làm đất nước thêm phát triển,...

nội dung hình thức a) Cuộc vận động Duy tân:

- Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... Người khởi xướng là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...

- Nội dung của phong trào: mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ.

Mục b

b) Phong trào chống thuế ở Trung Kì:

- Khi cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn, đúng vào lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, đã làm bùng lên phong trào chống thuế sôi nổi. - Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

* Nhận xét: Tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách mạng


phần soạn thảo  của mk bị lỗi nên cột bên nội dung tớ dồn về cột mục đích nhé! 
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

19 tháng 4 2022
phong trào mục đích hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu 
phong trào đông du(1905-1909)

lập ra 1 nước việt nam độc lập

-hình thức :vũ trang 
-sang nhật nhờ giúp khí giới,tiền bạc để đánh pháp.người nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này.hội phát động tham gia phong trào đông du.
phong trào đông kinh nghĩa thục (1907)vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản -hình thức :cải cách 
-lương văn can,nguyễn quyền ,lê đại,....vv mở 1 trường học tại hà nội.chương trình học gồm các bài về địa lí ,lịch sử ,khoa học thường thức.các nhà nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo .nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước,truyền bá nội dung học tập là nếp sống mới 
cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở trung kì (1908)gần giống phong trào đông kinh nghĩa thục

-hình thức cải cách
-phong trào duy tân
+mở trường,diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội ,tình hình thế giới ....vv
-phong trào chống thuế 
+1 phong trào chống đi phu,chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở quảng nam ,sau đó là quảng ngãi ,rồi lan rộng ra 1 số tỉnh ở trung kì 

 

20 tháng 7 2018

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

     + Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

     + Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

     + Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

     + Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

     + Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

     + Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

     + Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

     + Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

     + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

     + Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

     + Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.