K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 thói quen gây lãng phí điện trong gia đình

Dưới đây là 10 thói quen gây lãng phí điện phổ biến các gia đình thường mắc phải, khiến hóa đơn tiền điện hàng tháng luôn có xu hướng "đi lên" chứ không giảm.

 

Nên chạy máy rửa bát khi máy đầy tải để tiết kiệm điện.

1. Để đèn sáng khi không có người ở nhà

Đây là một trong những thói quen phổ biến thường gặp. Tắt đèn khi rời khỏi phòng sẽ tiết kiệm điện và giúp bóng đèn bền hơn. Nếu hay quên, hãy sử dụng hệ thống nhà thông minh để giám sát ánh sáng từ xa qua điện thoại di động.

2. Sử dụng bóng đèn sợi đốt

Đèn sợi đốt tiêu thụ năng lượng rất lớn vì vậy nên chuyển sang dùng bóng tiết kiệm điện. Các bóng đèn được chứng nhận ENERGY STAR như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn LED sử dụng năng lượng ít hơn từ 25% đến 80% và có tuổi thọ dài hơn tới 25 lần so với bóng sợi đốt truyền thống.

3. Không rút phích điện

Thiết bị điện tử và đồ dùng gia dụng đều tiêu thụ năng lượng ngay cả khi tắt nếu không rút phích cắm. Nếu không sử dụng hãy rút phích cắm ra. Có thể kết nối nhiều thiết bị cùng một nguồn đầu vào, khi tắt chỉ cần rút phích ra.

4. Chạy máy đông lạnh khi trống rỗng

Có máy đông lạnh để lưu trữ thực phẩm là ý tưởng tốt, song điều này gây hại nhiều hơn lợi nếu không rút phích cắm khi máy trống rỗng. Tại Mỹ, một máy đông lạnh dân dụng (chest freezer) tiêu thụ khoảng 103 kWh, chi phí trung bình 14 USD mỗi tháng. Vì lý do này không nên chạy không tải tức khi tủ trống rỗng.

5. Mở tủ lạnh quá lâu và thường xuyên

Trung bình mỗi năm, mọi người mở tủ lạnh hoặc tủ đông khoảng 10 giờ, ngốn khoảng 7% tổng năng lượng sử dụng của thiết bị. Một mẹo hữu ích là chỉ mở tủ lạnh và tủ đông khi cần và khẩn trương đóng ngay tủ lại.

6. Chạy máy rửa bát với một nửa công suất

Máy rửa bát nếu chạy hàng ngày thì một năm tốn khoảng 66 USD. Để tiết kiệm năng lượng, nên chạy máy khi đầy (đủ) tải. Ngoài ra, có thể chuyển máy từ chế độ cài đặt sấy khô bằng nhiệt sang sấy khô bằng không khí, có thể tiết kiệm được thêm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu hao của thiết bị.

7. Giặt quần áo bằng nước nóng

Gần 90% năng lượng của một máy giặt là để làm nóng nước. Vì vậy nếu chuyển giặt từ nước nóng sang nước ấm hay nước lạnh sẽ giảm được một nửa năng lượng. Trừ khi phải giặt đồ quá bẩn, dính nhiều dầu mỡ, còn không nước lạnh có đủ khả năng làm sạch mọi thứ như quần áo, khăn trải giường....

8. Đặt mức nhiệt quá cao

Nhiều hộ gia đình, nhiệt độ máy đun nước nóng đặt quá cao nên tốn điện, Bộ Năng lượng Mỹ khuyến nghị, mặc dù máy đun nước nóng được đặt ở mức mặc định 140 độ F (60 độ C) nhưng chỉ nên đặt ở ngưỡng 120 độ F (gần 50 độ C) là hợp lý. Mức này vừa hiệu quả năng lượng lại có thể giảm hóa đơn điện từ 3 đến 5% cho mỗi 10 độ F khi được giảm.

9. Không lập trình máy điều nhiệt

Làm nóng và làm mát tiêu thụ gần một nửa năng lượng của căn nhà. Một bộ điều nhiệt lập trình giúp cắt giảm việc sưởi ấm hoặc làm mát không cần thiết. Nên lắp bộ điều nhiệt thông minh và lập trình đầy đủ sẽ giúp tiết kiệm năng lượng vì đây là thiết bị điều khiển từ xa, biết chỉnh nhiệt độ thích hợp.

10. Không thay bộ lọc không khí định kỳ

Bất kỳ ngôi nhà nào, nhất là tòa nhà cao tầng đều được lắp hệ thống HVAC (Heating ventilation and air conditioning), tức hệ thống thông gió, điều hòa không khí. HVAC thường có bộ lọc không khí, nó cần được vệ sinh thường xuyên để hoạt động hiệu quả. Khi HVAC bị kẹt do bụi bẩn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, bởi vậy, nên thay bộ lọc không khí ba tháng một lần, vừa giảm tiền điện lại có lợi cho sức khỏe con người.

+Các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng:
1. giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
VD: cắt điện bình nước nóng, lò sưởi,... khi không thực sự cần thiết
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất phát quang cao để tiết kiệm điện năng...
VD: sử dụng bóng đèn huỳnh quang thay vì đèn sợi đốt
3. Không sử dụng lãng phí điện năng
VD: tắt điện khi ra khỏi phòng, tắt tivi khi không xem

24 tháng 3 2021

Đối với xã hội giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, có nhiều điện dành cho phục vụ và sản xuất. Đối với môi trường sẽ giảm bớt khí thải và chất gây ô nhiễm.

- Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.

- Cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu: bình nước nóng, lò sưởi, một số đèn không cần thiết, bàn là.

- Sử dụng đồ điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.

- Dùng đen huỳnh quang sẽ tiết kiệm hơn 4-5 lần khi dùng đèn sợi đốt.

- Không sử dụng lãng phí điện năng.

- Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu.

TRẮC NGHIỆM - Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng phải: a.    Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm b.    Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng c.    Không sử dụng lãng phí điện năng d.   Cả a, b, c đều đúng - Công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện là:        a. A = Ut                            b. A = P.t                        c.  A = It        ...
Đọc tiếp

TRẮC NGHIỆM

- Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng phải:

a.    Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm

b.    Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng

c.    Không sử dụng lãng phí điện năng

d.   Cả a, b, c đều đúng

- Công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện là:

       a. A = Ut                            b. A = P.t                        c.  A = It                                      d. A = UIt  

-Thiết nào dưới đây phù hợp với mạng điện trong nhà:

a. Quạt điện 220V - 30W     b.  Bóng đèn điện 12V - 3W      c.  Máy giặt 110V - 400W

- Đồ dùng điện trong gia đình có công suất:

      a. Rất giống nhau    b.Tiêu thụ điện năng khác nhau     c. Rất khác nhau     d. Hai câu b, c đúng

- Các yêu cầu của mạng điện trong nhà:

a. Mạng điện được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện

b. Mạng điện phải đảm bảo an toàn , bền và đẹp

c.  Dễ kiểm tra và sửa chữa

d. Cả a, b, c đều đúng

-  Cấu tạo của mạng điện trong nhà gồm:

a. Công tơ điện, dây dẫn điện, đồ dùng điện

      b. Công tơ điện, dây dẫn điện, các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện

      c. Công tơ điện, dây dẫn điện, các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện, đồ dùng điện

      d. Công tơ điện, các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện, đồ dùng điện

-Để cung cấp điện cho các đồ dùng điện, người ta dùng:

a.Cầu dao, ổ điện     b. Công tắc điện, cầu chì    c. Cầu dao, cầu chì    d. Ổ điện, phích cắm điện

- Để bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện, người ta thường dùng:

a. Cầu dao, aptomat         b.Cầu chì, aptomat   c. Cầu dao, cầu chì d. Cầu dao, phích cắm điện

- Cầu chì trong mạch điện phải được mắc vào:

a. Dây trung tính, trước công tắc và ổ điện        c. Dây trung tính, sau công tắc và ổ điện  

b. Dây pha, sau công tắc và ổ điện                     d. Dây pha, trước công tắc và ổ điện

-  Aptomat có chức năng của:

a. Cầu chì và công tắc điện                               b. Cầu chì và cầu dao

c. Cầu chì và ổ điện                                      d.Cầu chì và phích cắm điện

-  Sơ đồ điện là:

a. Hình biểu diễn các phần tử của một mạch điện

b. Hình biểu diễn ký hiệu phần tử của  một mạch điện

c. Hình biểu diễn quy ước của một  mạch điện

d. Hình biểu diễn thực tế của một   mạch điện

-   Sơ đồ nguyên lý là sơ đồ:

a.    Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện

b.    Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử trong mạch điện

c.    Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và thể hiện vị trí, cách lắp đặt của chúng trong thực tế

d.   Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và không thể hiện vị trí, cách lắp của chúng trong thực tế

-   Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ:

a.    Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện

b.    Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử trong mạch điện

c.    Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và thể hiện vị trí, cách lắp đặt của chúng trong thực tế

d.   Nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện và không thể hiện vị trí, cách lắp của chúng trong thực tế

-  Thiết kế mạch điện phải theo trình tự sau:

a.    Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.

b.    Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt mạch điện

c.    Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp

d.   Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không

a. 1, 2, 3, 4                 b. 1, 3, 2, 4                     c. 1, 2, 4, 3                   d. 1, 3, 4, 2

TỰ LUẬN

Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện gồm 1 cầu chì , 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt

0
15 tháng 5 2022

Câu 7:

NLLV: 

Nối hai đầu dây quấn sơ cấp với nguồn điện có điện áp U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện, nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, ở hai đầu dây quấn thứ cấp có điện áp U2.

Công dụng:  tăng hoặc giảm điện áp từ nguồn cung cấp điện năng đến các nguồn phát.

Câu 8:

* Phải tiết kiệm điện năng là vì:

+ Tiết kiệm tiền cho gia đình.

+ Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm

+ Tránh hỏng đồ điện trong gia đình.

* Các biện pháp tiết kiệm điện năng:

+ Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm.

+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.

+ Không sử dụng lãng phí điện năng.

Câu 9: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm:

+ Có điện áp định mức là 220V.

+ Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng. 

+Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.

Yêu cầu:

+ Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện.

+ Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.

+Dễ kiểm tra và sửa chữa.

+Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.

Câu 8:

a, Giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ điện năng nhiều trong ngày.

* những đặc điểm của giờ cao điểm

- điện năng tiêu thụ rất lớn

- điện áp của mạng điện bị giảm xuống

*để góp phần tiết kiệm điện năng cần :

- giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm

- cắt 1 số đồ dùng điện ko cần thiết

b, Vào giờ cao điểm, nhu cầu sử dụng điện nhiều, hệ thống phải huy động hết hoặc gần hết công suất để đáp ứng. Ngành điện lực phải huy động nguồn từ nhiều nhà máy điện, thậm chí huy động cả nguồn điện chạy bằng dầu mức chi phí cao.

Hơn nữa, vào giờ cao điểm, giá bán điện có sự chênh lệch rất lớn so với giá bán điện giờ thấp điểm. Ví dụ: Tại biểu giá bán lẻ điện kinh doanh, với mức điện áp dưới 6KV, giá bán điện vào giờ thấp điểm là 1.622 đồng/kWh thì giá cao điểm là 4.587 đồng/kWh. Như vậy, chi phí điện năng vào giờ cao điểm gấp 2,8 lần so với giá điện thấp điểm. Chính vì thế, các hộ kinh doanh, sản xuất nên hạn chế tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm để vừa tiết kiệm chi phí điện, vừa không gây lãng phí nguồn điện năng.Bên cạnh đó, nếu chúng ta sử dụng các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng cùng lúc vào giờ cao điểm còn có thể làm hỏng các linh kiện bên trong thiết bị đó. Bởi khi dòng điện suy yếu cũng đồng nghĩa điện áp cung cấp không đủ để thiết bị hoạt động, chẳng hạn như tủ lạnh cần điện áp 220v mà giờ cao điểm điện áp chỉ còn 180v, như vậy sẻ khiến tủ không đông đá…Do đó, hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm không chỉ giúp nguồn điện năng duy trì trạng thái ổn định, nâng cao chất lượng điện mà còn tăng hiệu suất kinh doanh, sản xuất đảm bảo sự sinh hoạt của người dân.c, Các biện pháp sử dụng hợp lí điện năng là: - Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.

- Cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu: bình nước nóng, lò sưởi, một số đèn không cần thiết, bàn là.

- Sử dụng đồ điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.

- Dùng đen huỳnh quang sẽ tiết kiệm hơn 4-5 lần khi dùng đèn sợi đốt.

- Không sử dụng lãng phí điện năng.

- Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu.

d, Gia đình em đã có những biện pháp để tiết kiệm điện năng như:

- Tắt quạt điện khi ra khỏi phòng.

- Sử dụng đèn huỳnh quang hoặc compact thay cho đèn sợi đốt và các thiết bị tiết kiệm điện khác

- Hạn chế sử dụng đồ dùng điện có công suất lớn như: bình nước nóng, bình đun nước, lò vi sóng trong khoảng thời gian cao điểm

- Khi dùng các thiết bị có công suất lớn thì dùng một cách khoa học nhất

- Sử dụng các thiết bị tự động

 

Câu 9:

I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.

1. Khái niệm

- Là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện.

- Có dây pha và dây trung hòa đi qua công tơ điện vào nhà.

2. Đặc điểm

- Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là 220V.

- Đồ dùng điện rất đa dạng.

- Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.

+ Điện áp của các thiết bị điện ≥ điện áp mạng điện.

+ Điện áp của đồ dùng điện = điện áp mạng điện.

3. Yêu cầu

- Đảm bảo cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện.

- Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.

- Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp.

- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.

II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà.

Gồm các phần tử:

- Công tơ điện.

- Dây dẫn điện (mạch chính và mạch nhánh).

- Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện.

- Đồ dùng điện.

9 tháng 3 2022

Tham khảo

 Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật

-Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật Để tránh hỏng đồ dùng điện khi sử dụng cần chú ý:

-Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức

Tiết kiệm

- Với gia đình: Tiết kiệm tiền điện phải trả ..

- Với xã hội: Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, giảm bớt điện năng phải nhập khẩu có nhiều điện phục vụ cho sản xuất và đời sống 

- Với môi  trường: Giảm bớt khí thải và chất thải gây ô nhiễm môi trường, có tác dụng bảo vệ môi trường 

11 tháng 3 2022

@Hồ_Maii mình cảm ơn bạn nhiều ạ 🥰🥰

 

10 tháng 3 2023

1 phần nêu trên 6 ý