K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2018

Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện:

1. Mã Lai

- Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

- Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo.

- Hình thức đấu tranh phong phú:

     + Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.

     + Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.

     + Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

2. Miến Điện

* Đầu XX:

- Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...).

- Phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.

 

* Trong thập niên 30:

- Phong trào phát triển lên bước cao hơn.

- Tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

20 tháng 11 2017

- Nguyên nhân:

     + Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất .

     + Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.

     + Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.

- Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1929) :

     + Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo.

     + Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

     + Lực lượng tham gia:học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

* Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

29 tháng 12 2019

* Nguyên nhân :

- Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939):

- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh ,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dânAnh ..

- Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới được mọi người ủng hộ.

- Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất

- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.

27 tháng 1 2018

* Khoảng giữa thế kỉ XIX:

- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Ấn Độ:

     + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

     + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

     + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

- Ở Trung Quốc:

     + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

     + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

     + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

     + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

     + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

5 tháng 8 2023

- Ở Inđônêxia:

+ Từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).

+ Sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).

11 tháng 4 2017

Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

1 tháng 8 2017

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.

– 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...

– 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...

– 1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.

2. Đầu thế kỉ XX đến 1918:

Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:

+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục

+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can...

Xu hướng vô sản: phong trào công nhân

Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Hoàn cảnh thế giới :

Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam

4. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...

5. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

6. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...

7. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...

8. Kết quả: Thất bại.

15 tháng 1 2018

Đáp án là B

23 tháng 2 2016

B. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Tham khảo:

Ở In-đô-nê-xi-a:
- Tháng 10-1873, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. Quân Hà Lan tuy chiếm được hoàng cung nhưng vẫn không chinh phục được A-chê.

- Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa ở Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba Tắc (1878-1907), Ca-li-man-tan (1884-1886).

- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.
- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),…

Ở Phi-lip-pin:
*Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha:

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).

- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.

* Phong trào đấu tranh chống Mỹ:

- Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.

- Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.

=> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.