K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2019

Vì Hùng Vương bị ướt. Hãy thử xem, khi hai chàng trai khoe tài, việc gì sẽ xảy ra. Sơn Tinh thì bốc từng quả núi, dời từng ngọn đồi. Còn Thủy tinh thì gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Gió chỉ tổ làm bay cát bụi vào mắt vua, mưa chỉ tổ làm ướt quần áo của vua, đương nhiên vua không thích rồi. 

Ấn tượng ban đầu không tốt, làm sao có thể gả con gái cho được. 

Hơn nữa, lên núi tìm con còn được, chứ biển sâu bao la, cốt nhục cách trở làm cách nào có thể gặp lại

1 tháng 1 2019

lời thách thức là ông Vua Hùng đã có ý chọn sơn tinh rồi mới chọn những vật ở trên cạn ko phải dưới nc để sơn tinh tìm sản vật nhanh hơn nha 

theo mình là vậy (k) cho mình nha

23 tháng 12 2018

Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Sơn Tinh tượng trưng nhân dân chống lũ lụt, Thủy Tinh: lũ lụt, thiên tai

23 tháng 12 2018

nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh :

+ Sơn Tinh : tượng trưng cho nhân dân , chống lại thiên tai lũ lụt

+ Thủy Tinh : tương trưng cho thiên tai , bão lũ , lụt lội

1 tháng 11 2020

ám chỉ nhân dân ta khi ko có giặc thì nhân dân ta chăm chỉ làm việc và nhưng khi có giặc thì nhân dân ta sẽ đánh giặc

1 tháng 11 2016

1/ Nguyên nhân, khái niệm, nội dung, ý nghĩa phong trào văn hóa Phục hưng ( Tk XIV - XVII)

2/ Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt đã diễn ra như thế nào?

3/ Nhà Lý đã chủ động tấn công quân Tống trước để phòng vệ như thế nào?

4/ cách đánh giặc của lý thường kiệt có gì đặc biêt?

P/s: mình k pk đề của bạn có giống của mình k nữa

1 tháng 11 2016

- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà đòi huênh hoang

- Khuyên người ta phải cố gắng mở rộng hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo

Chúc bạn học tốt ! ok

1 tháng 11 2016

câu chuyện chế diễu những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.Khuyên chúng ta nên mở rộng tầm hiểu biết của mình không được chủ quan ,kiêu ngạo.

1 tháng 11 2016

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

 

 

Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.

Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu truyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.

Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.

Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngộtL, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp".
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung"

22 tháng 9 2020

Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.

19 tháng 9 2017

Truyện ca ngợi tính chính nghĩa, tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có chính nghĩa (thuận theo ý Trời), được nhân dân mọi miền ủng hộ nên cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng.
- Truyện suy tôn vai trò người anh hùng Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, được tổ tiên (đứcLong Quân) phù trợ, được nghĩa quân, nhân dân tôn vinh đã có công đánh giặc cứu nước, đem lại thái bình cho nhân dân.

19 tháng 9 2017

Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
  • Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
  • Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
18 tháng 1 2022

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

8 tháng 10 2017

thì là do con người kể lại từ xa xưa chuyền lại câu chuyện này 

8 tháng 10 2017

con rồng:ko có ngoài đời,chỉ là truyền thuyết

tiên:ko có ngoài đời,chỉ là truyền thuyết ,tưởng tượng

=>con rồng cháu tiên là truyền thuyết