K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

   + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

   + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp

   + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng

   + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng

15 tháng 8 2018

Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường

- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến

Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng

- Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực

4 tháng 8 2019

Bố cục bài thơ:

  • 2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường
  • 9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
  • 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước

Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

Bố cục bài thơ: 3 đoạn :

– Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.

– Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân

– Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.

* Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.

10 tháng 2 2019

b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo

24 tháng 6 2016

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “ Mây đầu ô” ( xuất bản năm 1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc . Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác . Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào , đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng ; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội , có nhiều học sinh , sinh viên , trong đó có Quang Dũng . Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu thốn , bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng . Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 . Lúc đầu , nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến , nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến . Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ , hồi ức , kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ . Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào , tha thiết .


Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn . Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ , dữ dội , hoang sơ . Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng . Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến . Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây .


Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng . Với tài năng và tâm hồn ấy , Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn , đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội , mĩ lệ .

24 tháng 6 2016

- Tây tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt Nam và biên giới Việt-Lào.

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng.

 - Đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.

- Khi viết bài thơ này, tác giả đã chuyển đơn vị, xa đoàn quân Tây Tiến. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh.

7 tháng 11 2019

b, Sắc thái biểu cảm của từ ngữ in đậm phù hợp với đối tượng nghị luận

    + Người viết gọi Huy Cận là “chàng” vì tác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ

- Những từ ngữ: “linh hồn Huy Cận”, “nỗi hắt hiu trong cõi trời”, “hơi gió nhớ thương” phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn nhạy cảm với không gian đặc biệt không gian vũ trụ vô bờ bến, với hình ảnh trăng, gió, mây…

- Từ chàng được thay bằng các từ: thi sĩ, nhà thơ, Huy Cận…

- Cụm từ “ nỗi hắt hiu cõi trời” bằng “nỗi buồn trong không gian”

- Cụm từ: “hơi gió nhớ thương” bằng “tình cảm nhớ thương”

Nếu thay như vậy, cách diễn đạt của đoạn văn thiếu cảm xúc