K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

+Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc

quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu

quãng có 2 âm vang lên cùng một lúc gọi là quãng hòa âm

+ Quãng 1:gồm 2 nốt cùng tên cùng cao độ

Quãng 2: gồm 2 nốt đi liền bậc

Quãng 3:gồm 2 nốt cách nhau một bậc âm

5 tháng 4 2017

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng

Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :

Khoảng cách


Ta có các quãng sau :

Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ). VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v....

Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .
VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v...

Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ). VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v...

Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung . VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi )
VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v...

Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v...

Quãng 6 , quãng 7 v.v...

Một điều quan trọng cần phải nhớ :khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...

* Quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ. Quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên.
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại.
__________________________________________________ _________

II. CÁC NỐT NHẠC TRÊN CẦN ĐÀN
Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :


Dây buông


Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E: 1 (Khi buông, đánh lên ta được nốt mi)
B: 2 (Khi buông, đánh lên ta được nốt si)
G: 3 (Khi buông, đánh lên ta được nốt sol)
D: 4 (Khi buông, đánh lên ta được nốt rê)
A: 5 (Khi buông, đánh lên ta được nốt la)
E: 6 (Khi buông, đánh lên ta được nốt mì)

Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn, vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi.

Chúc bạn học tốt nha!!!

6 tháng 3 2022

quãng 8: đồ - đố, rề - rế,...

quãng 7: đô - xí, fa - mí,...

quãng 6: đồ - lá, fa - rế,…

quãng 1: đồ - rê, mi - fa,...

6 tháng 3 2022
  
  
  

 

19 tháng 12 2021

tham khao:

1.

Nhịp 4/4 là nhịp gồm 4 phách mỗi phách bằng một nốt đen 

Phách đầu(mạnh)

Phách hai nhẹ.

Phách 3 mạnh vừa

.Phách 4 nhẹ.

19 tháng 12 2021

nhịp 4/4 gồm 4 phách mỗi phách bằng 1 nốt đen.

- phách đầu ( mạnh )

- phách 2 nhẹ

- phách 3 mạnh vừa.

- phách 4 nhẹ.

6 tháng 3 2022

giúp với mọi người

 

6 tháng 3 2022

Quãng giai điệu là hai nốt ngân lên kế tiếp nhau.

Quãng hòa âm là cả hai nốt đều vang lên một lúc.

26 tháng 3 2022

Quãng là tên gọi của các khoảng cách về cao độ của các nốt nhạc. Ví dụ : Quãng 8 đúng, Quãng 3 trưởng, Quãng 7 thứ ….

26 tháng 3 2022

vd là j

 

13 tháng 5 2021

-Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc.Để xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất ượng của nó.

-Có 5 loại quãng dựa theo tính chất của nó:

+Quãng đúng(Perfect)

+Quãng trưởng(Major)

+Quãng thứ(Minor)

+Quãng tăng(Augmented)

+Quãng giảm(diminished)

 

24 tháng 5 2021

- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm, vang lên lần lượt hoặc cùng 1 lúc.

- Quãng có 2 âm, vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu.

- Quãng có 2 âm, vang lên cùng 1 lúc gọi là quãng hòa âm.

- Quãng 1: gồm 2 nốt cùng tên, cùng cao độ.

- Quãng 2: gồm 2 nốt đi liền bậc.

- Quãng 3: gồm 2 nốt cách nhau 1 bậc âm.

- Tương tự như vậy, lần lượt có các quãng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ...

Đêm tâm sự - Ca sỹ Phi NhungNhớ một chiều Tây Nguyên - Sáng tác của Võ Tá HânĐồi thông hai mái - Sáng tác của Y MoanAi đưa em về - Sáng tác của Sơn Tùng M-TP
28 tháng 1 2022

2 loại quãng là quãng giai điệu và quãng hòa âm

6 tháng 2 2022

quãng giai điệu và quãng hòa âm