K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
12 tháng 10 2023

- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

12 tháng 10 2023

Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc:

- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

- Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.

- Chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi.

NG
12 tháng 10 2023

- Điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa:

+ Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.

+ Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

+ Những cảnh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

+ Đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.

NG
12 tháng 10 2023

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

+ Về tin ngưỡng và tôn giáo: có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn; tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…

NG
12 tháng 10 2023

Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)

NG
12 tháng 10 2023

- Thành tựu thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc động, làm giây, nhuộm,...).

+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…

+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo

+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bạch tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...

- Tác động: sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.

NG
12 tháng 10 2023

loading...
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long An Nam đô hộ phủ, thế kỉ VII) qua thời Đinh, Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…

- Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

NG
12 tháng 10 2023

Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Công trình tiêu biểu:

+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...

+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….

+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,…

- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).

- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..

- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như: hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Đoan Ngọ,... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...

Giá trị của An Nam tứ khí

- “An Nam tứ đại khí" gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.

- “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.

7 tháng 3

Câu 3:

Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:

- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.

- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.

- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.

- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.