K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Thứ nhất, về nghệ thuật tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc.

Nghệ thuật nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp.

Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác. Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị. Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc nhất của nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch.

Thứ hai, nét độc đáo của nghệ thuật tác chiến chiến lược.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, ta tiến hành 3 chiến dịch lớn với 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch chiến lược Huế- Đà Nẵng và Chiến dịch quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh. Ba đòn chiến lược đó thể hiện được phương thức nghệ thuật tác chiến chiến lược hay của ta. Xuất hiện từ đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, với hai lực lượng, ba thứ quân, tác chiến cài xen kẽ với địch không phân tuyến của ta, làm cho địch bị phân tán, chia cắt, bị động; còn ta thì chủ động tập trung lực lượng, cơ động linh hoạt.

Trên cơ sở của đường lối chiến tranh đó, nghệ thuật tác chiến chiến lược của ta là nghệ thuật của chiến tranh nhân dân, là kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, giữa quân sự với chính trị; tiến hành tác chiến trên toàn bộ chiến trường; đánh địch trên toàn bộ chiến tuyến, đánh cả ở phía trước mặt địch và đằng sau lưng địch, trên cả 3 vùng chiến lược.

Tiến công chiến lược là phải phá vỡ chiến lược, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược của địch, giải phóng những vùng đất đai quan trọng, đánh bại biện pháp chiến lược của địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, làm lung lay quyết tâm chiến lược của địch. Tổng tiến công chiến lược là phá vỡ nhiều mảng chiến lược của địch, đi đến phá vỡ toàn bộ chiến lược của địch, tiêu diệt các lực lượng chiến lược chủ yếu của chúng, giải phóng phần lớn lãnh thổ, đánh chiếm thủ đô, sảo huyệt cuối cùng của địch, đánh bại mọi biện pháp thủ đoạn chiến lược của địch, làm mất ý chí đề kháng của địch, đi đến kết thúc chiến tranh.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, ta đã bố trí được 2 Tập đoàn chiến lược ở 2 đầu chiến tuyến, và 1 Tập đoàn chiến dịch ở quãng giữa chiến tuyến. Tập đoàn chiến lược thứ nhất gồm quân đoàn 2 cùng các sư đoàn, trung đoàn và lực lượng vũ trang địa phương của 2 quân khu Trị- Thiên và quân khu ở vùng Huế- Đà Nẵng. Tập đoàn chiến lược thứ 3 vũ trang địa phương của Quân khu 7 đứng chân ở chung quanh Sài Gòn. Tập đoàn chiến lược thứ 3, gồm 2 sư đoàn và các trung đoàn của mặt trận Tây Nguyên cùng sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân khu 5 và các lực lượng vũ trang địa phương của các tỉnh Tây Nguyên và Bình Định, Phú Yên, Nha Trang đứng chân ở địa bàn Tây Nguyên.

Tuy vậy, ta cũng chưa có đủ khả năng sử dụng phương pháp tiến công chiến lược đồng thời trên toàn bộ chiến tuyến của địch, mà mới nhằm vào điểm yếu sơ hở, bất ngờ, tiến công phá vỡ chiến lược ở Tây Nguyên, còn các chiến trường khác chỉ đánh nhỏ để phối hợp, bảo đảm cho Tây Nguyên dành thắng lợi.

Cuộc Tổng tiến công phát triển thật mạnh mẽ. Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1975 ta tiến hành tác chiến nghi binh tạo thế trên chiến trường Tây Nguyên và trên khắp cả chiến trường, tạo thuận lợi cho trận đánh Buôn Ma Thuột. Được thế lợi đó, trận đánh Buôn Ma Thuột bắt đầu từ 2 giờ sáng ngày 10-3, đến trưa 11-3-1975 dành thắng lợi giòn rã, giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Nhịp độ tiến công rất nhanh, mạnh. Ngày 29-3-1975 ta giải phóng Đà Nẵng, đến ngày 3-4-1975, ta đã giải phóng Cam Ranh. Một vùng chiến lược đặc biệt quan trọng được giải phóng từ Tây Nguyên, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, Lâm Đồng v.v… và tiêu diệt 2 quân khu- quân đoàn của địch là Quân khu 1 và quân khu 2.

Thứ ba, về tạo lập thế trận tác chiến chiến lược để giành thắng lợi quyết định.

Trong giai đoạn Tổng tiến công chiến lược, ta tổ chức từ 2 Tập đoàn quân chiến lược trở lên là rất cần thiết để tạo lập và chuyển hoá thế trận tác chiến chiến lược đẩy mạnh nhịp độ tiến công với tốc độ cao và làm cho kẻ địch khó có bề chống cự rồi bị đánh bại nhanh chóng. Tạo lập thế trận tác chiến chiến lược phải theo quyết tâm đánh vào đâu trước, hướng tiến công chủ yếu và mục tiêu chủ yếu đánh vào đâu? Các hướng tiến công khác ở đâu để phối hợp? Và các bước tiếp theo đánh vào vị trí chiến lược nào để phát triển nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến địch, rồi từ mưu kế mà chuyển hoá thế trận. Tạo lập thế trận thế linh hoạt, hợp lý có lợi để thực hiện thắng lợi mưu kế và quyết tâm.

Nét độc đáo trong tạo lập thế trận của ta là thế trận của chiến tranh nhân dân đã được xây dựng từ đầu cuộc chiến tranh. Ta tiến công địch bằng 2 lực lượng, 3 thứ quân, trên cả 3 vùng chiến lược và tác chiến cài xen kẽ với địch trên toàn bộ chiến tuyến. Do chiến tranh nhân dân phát triển cao, nên các binh đoàn chủ lực của ta đã đứng chân ở phía nam vĩ tuyến 17, lập thế tiến công ở phía tây chiến tuyến của địch từ vĩ tuyến 17 đến Sài Gòn, đến đồng bằng sông Cửu Long. Các binh đoàn chủ lực của ta không tiến công địch từ phía bắc vĩ tuyến 17. Không đánh vào chiều dọc chiến tuyến của địch có chiều sâu lớn mà từ các bàn đạp chiến tuyến của địch, chỉ cách Huế- Đà Nẵng có ba bốn chục km ở phía tây. Thậm chí các binh đoàn chủ lực của ta cũng có mặt sát gần ngay Sài Gòn, chỉ cách phía tây Sài Gòn khoảng 50 đến 60 km. Nếu các binh đoàn chủ lực của ta phát động cuộc tiến công từ phía bắc vĩ tuyến 17, đánh theo dọc chiến tuyến có độ dày lớn của địch từ Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng, Nha Trang thì đến bao giờ ta mới đánh tới Sài Gòn- tuy là có mũi vu hồi chiến dịch và chiến lược.

Thế trận chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975 là một thế trận triển khai từ Quảng Trị qua Tây Nguyên đến Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ. Một thế trận không đánh từ phía Bắc, từ Quảng Trị qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tây Nguyên, đánh thẳng vào trận tuyến của địch trên đường số 1 rồi cùng với Tập đoàn chiến lược phía nam đã đứng chân sẵn ở phía bắc Sài Gòn, tập trung một lực lượng lớn giáng một đòn sấm sét vào Sài Gòn, giải phóng nhanh gọn Sài Gòn.

Tạo lập thế trận tác chiến chiến lược như thế, ta đồng thời đánh trên toàn tuyến Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và phía bắc, phía tây Sài gòn, làm cho địch lúng túng, bị động phải phân tán đối phó theo cách của ta, rồi ta tập trung lực lượng đánh đòn chiến lược thứ nhất giải phóng Tây Nguyên và đánh đòn thứ 2 gối đầu ngay, giải phóng Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, rồi phát triển thắng lợi giải phóng Tuy Hòa, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh. Trên đà thắng lợi đó, ta dồn tất cả lực lượng, cả Quân đoàn tổng dự bị chiến lược và lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long, cùng Tập đoàn chiến lược phía nam đã đứng chân sẵn ở ngoại vi Sài Gòn, thực hành đòn chiến lược thứ 3 then chốt quyết định, giải phóng Sài Gòn một cách nhanh gọn.

Nghệ thuật tạo lập thế trận tác chiến chiến lược mùa Xuân 1975 là một nghệ thuật độc đáo, tài tình và cũng đầy sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, ít thấy trong chiến tranh. Do đó, chỉ trong 56 ngày đêm ta đã giải giải phóng được miền Nam một cách ít tổn thất, thương vong. Đây là nét độc đáo, sáng tạo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam được phát triển cao trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, những vấn đề nêu trên cần tiếp tục được nghiên cứu toàn diện, vận dụng vào thực tiễn trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc tương lai.

29 tháng 1 2020

Câu hỏi của bạn có giới hạn thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII em nhé.

Phần trả lời của em lạc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ rồi.

22 tháng 3 2021

Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước.

–          Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

–          Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

–          Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

 

Văn học chữ Hán giảm sút so vời thời gian trước đóVăn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnhVăn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú và hấp dẫnChữ Quốc ngữ ra đời trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nó chưa được sử dụng rộng rãi.

Từ những đặc điểm đó ta có thể thấy rằng:

Ngoài việc văn học chữ Hán có phần giảm sút thì nhìn chung các lĩnh vực khác của văn học như văn chữ Nôm, văn học dân gian đều rất phát triển.  Điều này chứng tỏ cuộc sống tinh thần  của nhân dân ta đang ngày càng được đề cao, khiến cho nền văn học thêm phần phong phú, đa dạng. 

phản ánh hoạt động thường ngày của nhân dân

22 tháng 3 2021

Có thể ngắn gọn k ạ

8 tháng 2 2018

Đáp án C

30 tháng 6 2017

Chọn A

Câu 1 Em biết gì về Cậu Bé Cờ Lau. Câu 2 việc Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn là vì tư tình riêng hay vì lợi ích chung? Dẫn chứng. câu 3 vị trí và vai trò của phật giáo đối với việc xây dựng và phát triển Vương Triều Lý Trần Câu 4 điểm nổi bật của chính sách ngụ binh ư nông thời Lý Trần Câu 5 quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỷ thứ 11 cho đến thế kỷ...
Đọc tiếp

Câu 1 Em biết gì về Cậu Bé Cờ Lau.
Câu 2 việc Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn là vì tư tình riêng hay vì lợi ích chung? Dẫn chứng.
câu 3 vị trí và vai trò của phật giáo đối với việc xây dựng và phát triển Vương Triều Lý Trần
Câu 4 điểm nổi bật của chính sách ngụ binh ư nông thời Lý Trần
Câu 5 quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỷ thứ 11 cho đến thế kỷ 21
câu 6 nét nổi bật về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 18
câu 7 thời kỳ Nam Bắc triều ở Việt Nam khác gì với thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc
Câu 8 phân biệt giữa Nhà tiền lê Nhà Hậu Lê và Lê Trung Hưng
câu 9 Em biết gì về mặt Đăng dung
câu 10 Em biết gì về Vua Quỷ Vua lợn
câu 11 Em biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm hãy kể một câu chuyện thể hiện tài tiên tri của ông mà em tâm đắc nhất
câu 12 có ý kiến cho rằng những chỉ hướng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên thế chân vạc cho các thế lực phong kiến
Câu 13 Vì sao nói Nguyễn Bỉnh Khiêm có công lớn đầu tiên trong việc mở cõi của nhân dân ta về phương Nam
Câu 14 Vì sao Lý Công Uẩn phải dời đô ra Thăng Long em có nhận xét gì về Chiếu Dời Đô

21
31 tháng 1 2020

11/

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi".

Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.

31 tháng 1 2020

12/

Những lời bày kế của Nguyễn Khiêm đã cơ bản tạo nên một thế chân vạc của 3 thế lực do:

- Các nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều thực hiện theo lời của Trạng Trình.

- Nhờ thực hiện theo lời Trạng Trình, 3 nhà cơ bản đạt được mong muốn trước mắt (Mạc bảo toàn được triều đại, Trịnh tiếp tục nắm quyền, Nguyễn thoát khỏi âm mưu sát hại của Trịnh).

- 3 nhà tiếp tục có bước phát triển tiếp theo: Mạc duy trì vương triều trên Cao Bằng, họ Trịnh nối đời làm chúa, họ Nguyễn xây dựng thế lực mạnh phía Nam, sau đó xưng chúa.

- Từ đây đất nước hình thành 3 thế lực lớn: Mạc, Lê Trịnh, Nguyễn.

* Một chút lưu ý, tuy quyền lực nước ta chia làm 3, tạo thế chân vạc, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác:

- Thứ nhất, trong nước lúc này có rất nhiều thế lực cát cứ khác (3 thế lực trên là lớn nhất và có tính chính danh hơn, Mạc vẫn được Trung Hoa ủng hộ nhằm chia cắt nước ta, vua Lê được chính danh là vua nước Việt, chúa Trịnh chúa Nguyễn được công nhận làm nhà Chúa).

- Thứ 2, nếu xét về các thế lực phong kiến thực sự lớn thì nước ta có 4 thế lực, ngoài Vua Lê chúa Trịnh, nhà Mạc, chúa Nguyễn, nước ta còn có chúa Bầu, gây dựng thế lực tại Tuyên Quang, có ảnh hưởng lớn đến vùng Tây Bắc.

Vì vậy, nói rằng thế chân vạc giữa 3 thế lực chưa hẳn là chính xác.

10 tháng 12 2019

Đáp án C

4 tháng 5 2016

ko hiểu đề cho lắm bạn ơi

4 tháng 5 2016

Câu hỏi liên hệ đó bạn

16 tháng 3 2021

Sau thời kỳ phát triển toàn thịnh của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền dưới thời Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng. Các ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông rồi đến Cung Hoàng đều là những người hèn yếu, lười biếng, ham mê hưởng lạc, nhưng lại tham lam, tàn bạo. Tại địa phương, những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.

Trong bối cảnh rối ren, loạn lạc ấy đại diện cho tập đoàn phong kiến vùng ven biển Đông Bắc là Mạc Đăng Dung đã giành được ngôi vua, thiết lập một vương triều mới vào năm 1527. Tuy có ban hành được một số chính sách tích cực, nhưng nhà Mạc vẫn không đưa được đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn.

Năm 1553, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh là cháu xa đời Lê Thánh Tông lên làm vua ở đất Ai Lao, sau đưa về Thanh Hóa khôi phục nhà Lê hình thành nên cục diện mà sử gọi là Nam - Bắc triều kéo dài từ 1533 đến 1592.

Vua Lê có Nguyễn Kim sau đó là họ Trịnh phò tá chiếm giữ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều. Sau khi Nam triều về cơ bản đã giành được thắng lợi trước họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt tới mức làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang mới, kéo dài từ 1627 đến 1672. Kết cục của cuộc chiến tranh này là sự chia cắt đất nước thành hai miền. Mãi tới năm 1786, với sự kiện quân Tây Sơn tiến công ra Bắc, ranh giới sông Linh Giang (sông Gianh) mới bị xóa bỏ, tạo tiền đề cho sự thống nhất đất nước.

Nằm trong vùng cửa sông, có vị trí chiến lược quan trọng, lại có đồng bằng trù phú, đông người nhiều của, đã từng có kho lương thực và vũ khí rất lớn ở Vị Hoàng, Nam Định đã chứng kiến rất nhiều trận chiến lớn ác liệt giữa Nam - Bắc triều, Trịnh - Tây Sơn. Các trận chiến diễn ra ở vùng đất này chủ yếu là thủy chiến.

Trong chiến thắng vang dội giải phóng đất nước của quân Tây Sơn mùa xuân năm 1789 có phần đóng góp xứng đáng của nhân dân Sơn Nam Hạ nói chung, Nam Định nói riêng thể hiện qua văn bia ở các đình, đền trong vùng và đặc biệt là lễ hội ăn Tết “Mùng cùng” tại làng Lương Kiệt.