K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

 -Kết nối dữ liệu có kết buộc (Bound data): Dữ liệu được kết nối trực tiếp với bảng CSDL. Khi đó, các thao tác thêm, sửa, xóa dữ liệu sẽ được thực hiện trực tiếp trên bảng CSDL thay vì trên biểu mẫu hiển thị. Biểu mẫu chỉ làm nhiệm vụ hiển thị dữ liệu từ bảng CSDL mà thôi. Khi có thay đổi trên bảng CSDL, dữ liệu hiển thị trên biểu mẫu cũng sẽ thay đổi theo.

- Kết nối dữ liệu không kết buộc (Unbound data): Dữ liệu không kết nối trực tiếp với bảng CSDL, mà được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ của biểu mẫu. Khi thao tác thêm, sửa, xóa dữ liệu thì chỉ ảnh hưởng đến dữ liệu hiển thị trên biểu mẫu mà thôi, không làm thay đổi dữ liệu trên bảng CSDL. Biểu mẫu sẽ giúp người dùng dễ dàng tương tác với dữ liệu mà không làm thay đổi bản gốc.

22 tháng 8 2023

HeidiSQL là một công cụ quản lý CSDL mã nguồn mở hỗ trợ việc thực hiện cập nhật và truy xuất dữ liệu trong các bảng đơn giản không có khoá ngoài theo các bước sau:

- Truy xuất dữ liệu: Bằng cách chọn bảng cần truy xuất và sử dụng truy vấn SQL, bạn có thể truy xuất dữ liệu trong bảng.

- Cập nhật dữ liệu: HeidiSQL cung cấp giao diện đồ họa cho phép bạn chỉnh sửa, thêm mới hoặc xoá dữ liệu trong các bảng.

18 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

Nếu CSDL của trường có bảng "Học sinh" và đã thiết lập quan hệ 1-1 giữa hai bảng "Bạn Đọc" và "Học sinh", bạn có thể thiết lập kiểu dữ liệu tra cứu để không phải nhập lại dữ liệu cho những cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc".

Cách tiếp cận phổ biến là sử dụng các trường khóa ngoại (foreign key) để tạo quan hệ giữa hai bảng. Trong trường hợp này, bảng "Học sinh" sẽ chứa thông tin chi tiết về học sinh và bảng "Bạn Đọc" sẽ chứa thông tin tổng quan về bạn đọc, bao gồm khóa ngoại trỏ tới bảng "Học sinh". Với việc thiết lập quan hệ này, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tra cứu thông tin từ bảng "Học sinh" và tự động điền vào các cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc" khi cần thiết.

Ví dụ, trong bảng "Bạn Đọc", bạn có một cột là "ID_HocSinh" là khóa ngoại trỏ tới cột "ID" trong bảng "Học sinh". Khi người dùng chọn một học sinh từ danh sách, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tự động điền thông tin liên quan từ bảng "Học sinh" vào các cột như tên, địa chỉ, số điện thoại, vv. trong bảng "Bạn Đọc".

Điều này giúp giảm việc nhập liệu trùng lặp và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu giữa hai bảng. Bạn cũng có thể tận dụng các tính năng của CSDL để tạo liên kết tự động giữa các bảng và thực hiện tra cứu dữ liệu thông qua các truy vấn SQL hoặc các chức năng trong hệ quản trị CSDL.

21 tháng 8 2023

tham khảo!

Ta nên tạo liên kết trước vì tạo liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng. Ngoài ra việc liên kết được tạo giữa các bảng sẽ giúp Microsoft Access: Quản lý dữ liệu được hợp lý hơn; Bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn của dữ liệu; Cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng; thực hiện cập nhập nội dung CSDL dễ dàng hơn,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Khi tạo bảng trong cơ sở dữ liệu có hỗ trợ khoá ngoài (foreign key), việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách xác định cột trong bảng hiện tại là khoá ngoài, và chỉ định bảng mà khoá ngoài này tham chiếu đến (bảng gốc).

19 tháng 8 2023

Tham khảo:

Khi hai bảng trong một CSDL có liên quan đến nhau, mỗi giá trị khoá ngoài ở bảng tham chiếu sẽ được giải thích chi tiết hơn ở bảng được tham chiếu. Ví dụ “HS-001” được giải thích bằng thông tin “Họ và tên: Trần Văn An, Ngày sinh: 14/9/2009, Lớp: 12A2”. Nếu có một giá trị khoá ngoài nào không xuất hiện trong giá trị khoá ở bảng được tham chiếu. Trong Hình 3, “HS-007” không xuất hiện trong Số thẻ TV của bảng NGƯỜI ĐỌC. Do vậy, việc bổ xung cho bảng MƯỢN-TRẢ một bảng ghi mới có giá trị khoá ngoài là: “HS-007” sẽ làm cho dữ liệu trong CSDL không còn đúng nữa, không giải thích được “HS-007” là số thẻ thư viện của ai. Muốn cập nhập đó hợp lệ, phải bổ xung bản ghi có giá trị khoá là “HS-007” vào bảng NGƯỜI ĐỌC trước.

22 tháng 8 2023

Trong giao diện của một hệ quản trị CSDL, để truy xuất dữ liệu từ các bảng khác theo mối quan hệ thì người dùng có thể sử dụng các công cụ truy vấn dữ liệu như truy vấn SQL hoặc các công cụ đồ họa. Các công cụ này thường cung cấp các tính năng đồ họa giúp người dùng thiết kế và tạo các mối quan hệ giữa các bảng và cho phép người dùng truy xuất dữ liệu từ các bảng khác nhau bằng cách sử dụng các truy vấn SQL. 

Cụ thể, để truy xuất dữ liệu từ các bảng có mối quan hệ với nhau, người dùng cần sử dụng câu lệnh JOIN để kết hợp các bảng với nhau theo khoá ngoài. Câu lệnh JOIN cho phép bạn truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng cùng một lúc bằng cách ghép các bảng lại với nhau theo khoá ngoài.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Theo em, với công cụ truy vấn ta có được dữ liệu trình bày được như Hình 4.

22 tháng 8 2023

Hệ cơ sở dữ liệu tập trung:

- Toàn bộ CSDL được lưu ở một dàn máy tính (có thể bao gồm một hoặc nhiều máy được điều hành chung như một máy).

- Đặc trưng:

    + Dữ liệu được lưu trên máy tính trung tâm

    + Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập CSDL.

- Phân loại:

    + Hệ CSDL cá nhân

    + Hệ CSDL trung tâm

    + Hệ CSDL khách chủ

 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán:

- Dữ liệu không lưu trữ tập trung ở một máy mà được lưu trữ ở nhiều máy trên mạng và được tổ chức thành những CSDL con.

- Đặc trưng:

    + Dữ liệu có thể được lưu trữ ở nhiều CSDL con

    + Có thể sử dụng dữ liệu ở nhiều nơi để truy vấn.

- Phân loại:

    + Hệ CSDL thuần nhất

    + Hệ CSDL hỗn hợp.

21 tháng 8 2023

Khi nhập dữ liệu vào một bảng củ CSDL quan hệ, theo em có thể gặp những lỗi sau:

- Tránh được các cập nhập vi phạm ràng buộc toàn vẹn như ràng buộc khoá, ràng buộc khoá ngoài.

- Tránh được các cập nhập vi phạm ràng buộc miền giá trị, tức là không đưa vào giá trị nằm ngoài tập giá trị được chấp nhận.

Ví dụ: Biểu mẫu ở Hình 3 dùng để nhập dữ liệu. Dữ liệu của các trường ở nửa bên trên biểu mẫu đó (Mã định danh, Giới tính…) được hiển thị và khoá lại không cho thay đổi.