K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2022

dùng để khuyên bảo mọi người hãy sống chậm lại, hãy quan tâm nhiều hơn đến những điều tuyệt vời và ý nghĩa ở xung quang cuộc sống 

19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

23 tháng 3 2022

a.

Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:

Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".

b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)

Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:

- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương". 

- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!

- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)

- Ý lớn:

+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân

* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:

Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ

+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.

* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:

^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.

^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)

P/S: Thi tốt nhoa

23 tháng 3 2022

cảm ơn bạn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 4 2019

a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.

b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:

- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.

- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.

c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.

21 tháng 9 2017

Đáp án

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

Mik hơi lac đề thông cảm nha!^_^

Hôm nay là buổi tổng kết năm học, ai ai cũng xôn xao bàn tán đủ mọi chuyện. Nào là ; Hè đến tớ nhớ cậu làm sao!, nào là đi chơi ở  đâu... Bỗng nhiên lớp trưởng ở đâu bước đến, khuôn mặt nghiêm túc lắm. không biết cậu ta định làm gì nhỉ? ho một vài cái, cậu ta đứng giọng;" Cả lớp hãy trật tự! vì trong năm học này lớp ta dành thành tích cao nhất trường nên nhà trường thưởng cho một chuyến du lịch thanm  quan Nha Trang...: Chưa nói xong cả lớp tôi hò ầm lên:" Ôi! thích quá... cậu làm ơn cho bọn mình biết lịch trình đi...." câu ta lại từ tốn nói chúng tôi nghe... vậy là kì nghỉ hè của chúng tôi sẽ bắt đầu thật vui!!!

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm đã mang linh hồn cả một làng chài ấy? Đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

3 tháng 8 2021

cảm nhận về hình ảnh con thuyền chứ ko phải con thuyền ra khơi, đọc kĩ lại đề đi em ơi