K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2021

Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cuộc sống của con người vẫn rất cần tinh thần tương thân tương ái. Đó là cùng giúp đỡ lẫn nhau bằng tình thương yêu nhân ái của con người với con người, không bỏ mặc nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Và sống trong đời sống, con người cần phải biết đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau. Bởi đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp, là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái mà cha ông ta đã đúc kếtt trong những câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", " Bầu ơi thương lấy bí cung/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đó cũng là bởi cuộc sống này vốn tồn tại rất nhiều những khó khăn. Vậy thì cớ sao ta không chia sẻ với nhau những khó khăn ấy, không giúp đỡ lẫn nhau để khiến cuộc sống trở nên đáng sống hơn. Đồng thời, lòng yêu thương ấy sẽ là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng lại không làm nghèo đi người đã cho đi. Khi ta mở rộng lòng mình, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng biết bao nhiêu khi người mà ta an ủi kia được ấm no, được yêu thương. Trong cuộc sống, không quá khó khăn để bắt gặp được những cử chỉ của tinh thần tương thân tương ái ấy. Những tổ chức thiện nguyện ngày càng được lập ra nhằm đem đến sự sẻ chia, giúp đỡ với mọi người. Một quyển vở, nột cuôcns sách, một cây bút cũng giúp các bạn học sinh vùng cao ấm lòng biết bao nhiêu. Một miếng bánh, một nắm cơm, cũng đủ để giúp con người qua cơn đói. Những phong trào ủng hộ vùng cao, ủng hộ miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt là những biểu hiện rõ ràng nhất. Trong những chién đấy với dịch Covid19, tinh thần ấy càng được đẩy lên cao độ qua những hành động phát khẩu trang, nước rửatay miễn phí cho người dân, những tấm lòng hảo tâm gửi về Mặt trận Tổ quốc,... Tất cả những hành động ấy thật đẹp và đáng khen. 

Em tham khảo bài này rồi bổ sung về COVID - 19 nha

9 tháng 4 2020

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

9 tháng 4 2020

Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu kmvới hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ mdầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ mkhí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ mkhí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ mkhí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển. 

Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tham Khảo:

Cùng với lòng nhân ái, vị tha, đức tính trung thực, lòng dũng cảm luôn là điều mà mỗi nhân cách chân chính luôn cố gắng vươn tới. Nhưng có phải tất cả chúng ta đều nhận thức rõ về phẩm chất cao cả này?

Con người có muôn vàn điều tốt đẹp và lòng dũng cảm chính là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức con người. Thực ra không khó để nhận diện nó bởi từ thuở bé thơ, ai cũng từng được biết đến lòng dũng cảm qua những nhân vật cổ tích, thần thoại đáng yêu như chú lính chì, chú bé Tí hon, Thánh Gióng. Tên gọi khác của lòng cũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, anh hùng – lòng dũng cảm gần gũi với nghị lực, với ý chí sắt đá. Nó hoàn toàn đối lập với sự hèn nhát, khiếp hãi. Lòng dũng cảm tôn vinh nhân cách con người trong khi đó, sự đớn hèn lại hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại, đáng thương.

Tất nhiên, không phải lúc nào lòng dũng cảm của con người cũng lộ diện. Nếu cuộc sống của mỗi người chỉ toàn những điều bình yên, may mắn, tốt đẹp thì có lẽ chúng ta chẳng bao giờ biết đến, cần đến lòng dũng cảm. Một em bé đang sang đường, cùng lúc đó, chiếc ô tô tải cũng chuẩn bị lao tới. Ngay lập tức, một cậu thanh niên nhanh nhẹn băng mình đẩy em bé đó ngã nhanh về phía bên kia đường. Em bé được cứu sống trong tích tắc. Khi Bác Hồ đến thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các bạn nhỏ, cậu bé Tộ không chìa tay để nhận kẹo của Bác vì em tự nhận thấy mình chưa ngoan, còn mắc lỗi khiến cô giáo quở trách.

Những mẩu chuyện nhỏ đó cho chúng ta thấy về lòng dũng cảm. Và bất cứ ai cũng đều có thể nhận thấy rằng chỉ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, những thử thách, gian truân, lòng dũng cảm mới có điều kiện bộc lộ qua những hành động cụ thể. Người mang trong mình phẩm chất cao quý đó là người không e ngại vất vả, hi sinh, họ luôn nhanh nhẹn ứng phó và biết quên mình trong các tình huống hiểm trở để khẳng định lẽ phải, sự công bằng, khẳng định cái thiện, bênh vực cái yếu. Hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm (Tố Hữu) băng mình qua mưa bom bão đạn, cô gái thanh niên xung phong “lấy thân mình hứng lấy luồng bom" (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ), hình ảnh ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai chẳng phải là những biểu tượng tuyệt đẹp của lòng dũng cảm đó sao? Lòng dũng cảm còn hiện diện trong những hy sinh thầm lặng của bao chiến sĩ công an đang ngày đêm gìn giữ trật tự an ninh cho đất nước. Nó có mặt ở cả sự không ngừng vươn lên của những con người phải sống trong bệnh tật, đói nghèo. Nó nằm trong hành động lao mình vào dòng xoáy nước dữ dội để giành lại đứa em thơ từ tay thần chết. Thực sự không có chiếc túi thần kì nào có thể chất chứa cho hết lòng dũng cảm của nhân loại, không giấy bút nào có thể lưu danh cho hết những con người mang trong mình nét nhân cách cao đẹp đó.

 

Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này. Lý do nào khiến mỗi người phải nhận thức rõ ràng về điều đó?

Cuộc sống con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, dễ dãi. Không phải khi nào chúng ta cũng “thuận buồm xuôi gió" trong mọi công việc, mọi hành động. Khó khăn, bất trắc là những điều chúng ta không thể không đối mặt. Chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, đói nghèo là kẻ thù truyền kiếp của loài người. Con người có thể tồn tại, phát triển như ngày nay không thể không kiên cường đối diện với chúng. Nghị lực là yếu tố đầu tiên mỗi người cần có nhưng lòng dũng cảm mới là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự chiến thắng hay thất bại. Dũng cảm để chiến đấu nên nhân dân Việt Nam mới giành chiến thắng trước những tên đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mĩ, mới được sống cuộc đời độc lập, tự do thực sự. Dũng cảm thế chấp nhà đất đỏ vay vốn ngân hàng nên nhiều hộ nông dân Việt Nam mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, khổ cực. Dũng cảm đối diện với bệnh tật nên Nguyễn Ngọc Kí mới trở thành người thầy giáo mẫu mực như chúng ta vẫn thấy. Lòng dũng cảm là động lực đưa con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng lên trên những khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mát, hi sinh trong cuộc sống. Không có nó, có lẽ con người luôn bị nhấn chìm trong tiếng khóc oán thán, trong nỗi đau, trong sự thảm hại khôn cùng.

Hiển nhiên, không phải suốt cuộc đời lúc nào chúng ta cũng phải đối phó với những tai ương, bất trắc. Ý nghĩa cuộc sống con người còn nằm ở việc sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Nếu Cô-lôm-bô không mạo hiểm đưa con tàu của mình đến châu Mĩ, liệu rằng chúng ta có thể biết đến những người thổ dân da đỏ nơi đây? Nếu Ga-ga-rin không bay vào vũ trụ, nếu các phi hành gia không thám hiểm các hành tinh khác, liệu rằng loài người có bao giờ biết đến những điều mới lạ bên ngoài Trái Đất của mình? Nếu Ê-đi-xơn không có những vụ nổ kinh hoàng trong phòng thí nghiệm, liệu rằng nhà bác học này có thể phát minh ra nhiều điều kì diệu cho nhân loại đến thế? Lòng dũng cảm là một trong các nhân tố khiến họ dám thực thi những điều chưa từng có tiền lệ. Mấy thế kỉ qua, loài người đã làm được bao nhiêu điều bất ngờ. Nếu không có lòng dũng cảm, chân trời hiểu biết của con người có thể rộng mở đến thế? Như vậy, lòng dũng cảm cần có để con người khám phá thêm cho cuộc sống này những điều mới lạ, bổ ích, để cuộc sống nhân loại không nhàm chán, tẻ nhạt mà ngày càng giàu có hơn, phong phú hơn.

 

Ai đó từng nói: “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình". Điều đó hoàn toàn chính xác bởi con người thường không dám thừa nhận, không dám trực diện đối mặt với những khuyết điểm của chính bản thân. Chẳng thế mà Kinh Phật đã bàn về một thói xấu của con người: “Lỗi người ta tìm bới/ Như sàng trấu trong gạo/ Còn lỗi mình giấu biệt/ Như kẻ gian giấu bài". Chẳng thế mà xưa kia các nhà nho chân chính thường tự răn mình: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao tinh thần phê và tự phê của các cán bộ cách mạng nói riêng và của mỗi người dân nói chung. Nhưng quả thực không dễ dàng để mỗi chúng ta có thể tự giác nhận thức được lỗi lầm của mình. Có thể vì sợ hãi hoặc vì thành tích mà đôi khi chúng ta không dám thừa nhận những thói xấu, những nhược điểm. Đó là vì chúng ta không có lòng dũng cảm, không dám chịu trách nhiệm với chính bản thân. Nhất thời, điều đó có thể không gây hại nhưng về lâu dài, nó nhất định ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con người trong cuộc sống. Những người hèn nhát như thế sẽ không thể nào gặt hái được thành công, không thể có hạnh phúc trọn vẹn được. Chỉ khi nào dũng cảm nhận ra những lỗi lầm của mình, con người mới có cơ hội hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách đạo đức của chính mình.

Lòng dũng cảm giúp nhân vật xưng “tôi" trong truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) nhìn nhận được phần thiếu sót, sai lầm trong hành động của mình. Lòng dũng cảm khiến các bạn học sinh không ngại ngần viết vào bản tự kiểm điểm cá nhân những tồn tại trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức. Hành trình hoàn thiện nhân cách của mỗi con người không thể không có mặt lòng dũng cảm. Mỗi chúng ta chỉ có thể sống tốt hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ ý nghĩa hơn khi mỗi người nhận thức một cách cao độ về lòng dũng cảm trong chính bản thân.
Thực ra, trước những vấn đề mang tính xã hội, mỗi người chỉ có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình. Muốn lòng dũng cảm trở thành tinh thần dân tộc, tinh thần nhân loại, trước hết toàn thể cộng đồng phải ngợi ca, nêu cao nó để mọi người có thể noi gương học tập. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông, những câu chuyện cảm động về tinh thần dũng cảm vẫn được kể lại. Chỉ cần gõ ba chữ “lòng dũng cảm" lên trang web Google chúng ta có thể nhận được hàng trăm bài viết trên các báo điện tử có nội dung đó. Biện pháp tuyên truyền này sẽ góp phần xây dựng trong lòng mỗi người ý thức về tinh thần quả cảm, kiên cường. Tất nhiên việc ngợi ca, nêu gương đó phải đi liền với thái độ phê phán, thậm chí lên án những hành động hèn nhát, yếu đuối của con người. Có như vậy, nhận thức về lòng dũng cảm mới đầy đủ, toàn diện.

Với tư cách cá nhân, mỗi người cũng cần tự giác rèn luyện cho mình lòng dũng cảm. Điều này cực kì quan trọng bởi nó có ý nghĩa trước hết với chính cuộc sống của chúng ta. Trước khi vị tha, lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vững vàng trước những khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Dám đương đầu với tất cả những thách thức trong học tập, rèn luyện đạo đức là cách tốt nhất để chúng ta gây dựng lòng dũng cảm cho bản thân. Chiến thắng sự cám dỗ của những trò chơi điện tử, của thói bạo lực trong học đường lẽ nào không cần đến lòng dũng cảm? Nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lẽ nào không cần tinh thần dũng cảm? Những trở lực trong học hành, thi cử, những áp lực tinh thần từ xã hội, gia đình, bản thân sẽ giúp những người có lòng dũng cảm khẳng định được bản tính của mình.

Sự nỗ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tỉnh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn. Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.
11 tháng 3 2022

1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Một bài thơ đã học cùng thể thơ là Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

2. BPTT nhân hóa: giấy đỏ buồn

=> Tác dụng: làm cho đồ vật cũng có trạng thái giống như con người, nhấn mạnh sự buồn bã của cảnh vật, con người.

3. HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận. Chú ý hình thức: diễn dịch, 10 câu, có câu nghi vấn.

Câu trả lời đúng và ngắn gọn nhất:

-Nhân vật Ông giáo: là người hiểu đời, hiểu người và chan chứa tình yêu thương

-Nhân vật Lão Hạc: là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng

P/S: mình đã trả lời ngắn gọn nhất có thể cho bạn dễ học, có gì thắc mắc trong câu trả lời của mình thì hỏi mình ha