K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2023

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á :

-Tín ngưỡng : Xây chùa thờ Phật
-Tôn giáo : Đạo Phật và đạo Hồi
-Chữ viết :
+ Chữ Thái, chữ Lào ra đời trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ
+ Chữ Nôm của người Việt ra đời trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc
-Văn học : Văn học dân gian, văn học viết phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

-Kiến trúc : Đền Ăng-Co (Campuchia), chùa Vàng (Mianma), chùa Vàng (Thái Lan), Thạt Luổng (Lào)
-Điêu khắc : tượng Thần, Phật, phù điêu.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

- Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia

- Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á

Chữ viết

Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. 

Văn, sử học

Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)…

Nghệ thuật

- Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

- Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan

* Nhận xét:

- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo  ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...

- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

4 tháng 2 2023

Quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Thế kỉ X, nhà nước độc lập, thống nhất của người Việt được thành lập. 

- Các nhà nước đã ra đời trước thế kỉ X như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vijava bước vào thời kì thống nhất và phát triển.

- Thế kỉ XIII, Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. 

- Các quốc gia nói tiếng Thái như Sukhothai, Ayutthaya ở lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Majapahit lần lượt ra đời. 

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Malacca được thành lập và phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á. 

- Một số quốc gia phát triển nông nghiệp thời kì này: Đại Việt, Cam-pu-chia, A-út-thay-a. Thương mại thì có Malacca, Mô-giô-pa-hít.

4 tháng 2 2023

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.

 

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.

+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).

4 tháng 2 2023

Thế kỉ XIII, đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của vương quốc phong kiến Đông Nam Á: Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên. 

Việc Đại Việt chặn đứng được quân xâm lược Mông Nguyên làm cho quân Mông Nguyên không thể tiến xa xâm lược các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. => Các nước Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

4 tháng 2 2023

Các quốc gia giai đoạn nửa sau thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVI

Các quốc gia Đông Nam Á ngày nay

Pa-gan, Tôn-gu

Ma-an-ma

Đại Việt, Chăm-pa

Việt Nam

Ha-ri-pun-giay-a, Su-khô-thay, A-ut-thay-a

Thái Lan

Cam-pu-chia

Cam-pu-chia

Srri vi-Giay-a, Mô- giô-pa-hít

Indonexia

Lan Xang

Lào

Malacca

Singgapo

13 tháng 1 2023

Những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- Về kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng, đặc biệt là ở đồng bằng Chao Phray-a, đồng bằng sông Hồng và đảo Gia-va.
+ Các ngành thủ công nghiệp như làm gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng, chế tạo vũ khí cũng phát triển.
+ Đông Nam Á còn là một trong những thị trưởng thương mại sôi động nhất thế giới, nơi nổi tiếng với các hương liệu, gia vị như trầm hương, hồ tiêu, đậu khẩu, sa nhân
- Về văn hoá:
+ Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực.
+ Chữ viết: chữ Phạn và chữ Hán, cư dân khu vực Đông Nam Á đã sáng tạo các chữ viết riêng, như chữ Khơ-me, chữ Chăm, chữ Thái, chữ Nôm.
+ Công trình đặc sắc, như Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia); đền tháp Pa-gan, chùa Sué-đa-gon (Mi-an-ma); đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan),...
+ Văn hoá Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

13 tháng 1 2023

loading...

13 tháng 1 2023

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á :
- Tôn giáo : Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo…. chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia.
- Chữ viết : + Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều nhóm cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai…
+ Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như:
+ Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt);
+ Đền tháp Ăng-co (Camphuchia).
+ Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)
+ Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan).
* Nhận xét : Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại; đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.