K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qúa trình thụ tinh Qúa trình thụ thai

Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Hình 62-1.Sự thụ tinh

Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai (hình 62-2).

Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong vòng 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai). Thể vàng được hình thành tại bao noãn ngay sau khi trứng rụng. Hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời kì này.

10 tháng 4 2019

quá trình thụ tinh ở nữ:

trứng rụng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng tới tử cung. Hợp tử vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi và đến làm tổ trong lớp niêm mạc thành tử cung để phát triển thành thai

tác hại của việc nạo phá thai:

+ dính buồng tử cung

+ tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con

+ tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo. Sẹo ở trên thường gây vỡ tử cung chuyển dạ ở lần sinh sau

muốn tránh thai cần nắm vững các nguyên tắc:

+ ngăn trứng chín và rụng

+ tránh không để tinh trùng gặp trứng

+ chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Tóm lại cứ xem trong sgk là đc =))))

11 tháng 4 2019

thanks

23 tháng 4 2018

C ( cơ quan bài tiết không phải cơ quan cảm thụ)

23 tháng 4 2018

Đáp án đúng là :

C ( cơ quan bài tiết không phải cơ quan cảm thụ).

9 tháng 4 2021

-Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là : 10000x 1%=100 tinh trùng

-Số hợp tử tạo ra =số tinh trùng thụ tinh=100 hợp tử

Tổng số tế bào con tao ra là : 100x 2=200 tế bào 

24 tháng 4 2017

Qúa trình sinh sản tinh trùng

Quá trình sinh tinh phụ thuộc trước hết vào sự hình thành và phát triển của tinh hoàn trong thời kỳ bào thai. Vào tuần lễ thứ 4 của bào thai, xuất hiện ụ sinh dục. Sự biệt hóa ụ sinh dục để hình thành tinh hoàn độc lập với sự hình thành các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy. Các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy này di cư tới ụ sinh dục. Sự kết hợp giữa các thành phần khởi thủy này với tế bào Sertoli để hình thành dây trục tinh hoàn nguyên thủy. Tại đây các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy bắt đầu tăng sinh, biệt hóa thành các tiền tinh nguyên bào và ngừng ở giai đoạn này. Vào thời gian từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi, các tiền tinh nguyên bào tăng sinh, biệt hóa thành tinh nguyên bào và ngừng ở giai đoạn này. Đến tuổi dậy thì các tinh nguyên bào bắt đầu nhiều lần phân chia tế bào và biệt hóa để tạo ra các tinh bào. Tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh, sau đó chúng di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất tinh.

18 tháng 2 2017
Bài gửiTiêu đề: Trao đổi khí ở Phổi và Trao đổi khí ở tế Bào Sun Sep 18, 2011 8:57 am
a/. Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở phổi:Nồng độ õy trong phế nag cao hơn và nồng độ khí cacbonic trong phế nang thấp hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có ở trong máu của các mao mạch phổi.--> O xy khuyếch tán từ phế nang vào máu và CÒ2 khuyếch tán từ máu vào phế nang.
Sự trao đổi khí được diễn ra trên bề mặt hô hấp. Ở người có khoảng 700 triệu phế bào với diện tích chung là 120m2 ở nữ và 130m2 ở nam. Lớp mô bì của phế bào rất mỏng khoảng 0,007 mm (0,7µm). Diện tích chung của mao mạch tiếp xúc với phế bào rất lớn, khoảng 6000 m2.
Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O2 và CO2 của không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong mô.
phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy luật khuêch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO2 trong mao mạch phổi lại cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O2 kết hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ đó đến các bộ phận cơ thể.
Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2. Sự trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ o xy trong tế bào thấp hơn và nồng độ cacbonic trong tế báo cao hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có trong máu của các mao mạch tế bào.--> OXy Khuyếch tán từ máu vào tế bào và cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu.


hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.
Hai chu trình luân phiên nhau, liên tục. Nếu một trong hai ngừng thì cơ thể không tồn tại. Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 (vì thực chất tế bào là nơi chi dùng dinh dưỡng,O2 và là nơi tạo ra các sản phẩm phân hủy như CO2, các chất thải mà tế bào không xài thì O2 dư nên cơ thể không có nhu cầu lấy thêm; mặt khác quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng ngay bên trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ, nên hàm lượng O2 thấp hơn và hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô.
hất khí khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí.
Ở bảng trên, ta thấy phân áp O2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O2 khuếch tán từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O2) thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim.


do áp suất CO2 rất cao, nên CO2 khuyếch tán qua màng tế bào hồng cầu, CO2 kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 nhờ chất xúc tác cacbonidraza trong hồng cầu. Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3- , HCO3- lại khuếch tán ra ngoài huyết tương và kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3, rồi thành KHCO3

18 tháng 2 2017

trên google đó

6 tháng 1 2022

a,c,d

6 tháng 1 2022

d                nha

Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín). Tới tuổi dậy thì buồng trứng chứa khoảng 400 000 tế bào trứng nhưng trong cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 400 trứng đạt đến độ trưởng thành.

11 tháng 10 2017

Đây là link: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/246732.html

24 tháng 4 2017
Phôi là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai, mà chủ yếu nói về giai đoạn đầu đối với động vật có vú. Phôi bắt đầu bằng việc thụ tinh của tế bào trứng (noãn) và một tế bào tinh trùng. Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử, các hợp tử sẽ trải qua quá trình phân cắt phôi, và quá trình biệt hóa để từ đó phát triển thành phôi đa bào. Bài viết này sẽ nhắc đến các đặc điểm của một phôi động vật đặc biệt là động vật có xương sống và động vật có vú.
24 tháng 4 2017

Phôi bắt đầu bằng việc thụ tinh của tế bào trứng (noãn) và một tế bào tinh trùng. Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử, các hợp tử sẽ trải qua quá trình phân cắt phôi, và quá trình biệt hóa để từ đó phát triển thành phôi đa bào.