K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2023

-Nếu là đoạn văn diễn dịch hay T-P-H thì bạn dùng cấu trúc này: Trong tác phẩm + tên tác phẩm + tên tác giả + đã ghi lại dấu ấn đậm nét/ khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả/diễn tả/.... thành công/một cách tinh thế/.... + vấn đề nghị luận + phạm vi dẫn chứng

VD:Trong bài thơ Sang thu ,nhà thơ Hữu Thỉnh đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả một cách tinh tế những tín hiệu giao mùa qua khổ thơ đầu tiên

-Còn trong đoạn văn diễn dịch thì bạn dùng cấu trúc này:

+Với thơ:Trong bài thơ + tên bài thơ + tác giả +có viết: (chép thơ)

VD:Trong bài thơ Viếng lăng bác ,tác giả Viễn Phương có viết:

  "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

   Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

+Với truyện:Truyện + tên truyện + của nhà văn + kể về ....

VD:Truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính anh thanh niên

6 tháng 5 2023

ý 2 là đoạn văn quy nạp nhé

27 tháng 5 2023

Theo mình thì nếu đề ra chứng minh 1 nhận định nào đó thì bạn cứ phân tích như bình thường nhưng bạn vẫn phải đưa ra 1 vài ý có liên quan đến nhận định đó rồi cuối kết chốt lại là được . 

27 tháng 5 2023

Dạ vậy nếu nó kêu chứng minh tình yêu quê hương đất nước thì mình nên phân tích qua tác phảm nào ạ

4 tháng 6 2023

Nếu là cội nguồn sinh dưỡng thì là bài Nói với con nha bạn. Còn cội nguồn quá khứ thì mình không chắc

 

4 tháng 6 2023

Mình cảm nhận bài nói với con xong rồi nói "đó là cội nguồn của sinh dưỡng, cũng là cội nguồn của quá khứ, nhờ những cội nguồn đó mà mới có ta ngày hôm nay...." Nói kiểu này chắc là được đk ạ.

Thứ 3 mình thi rồi mà mình sợ môn văn quá:((((

11 tháng 11 2017

- Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã

- Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm

- Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…

- Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống

Luyện tập

Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh

+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn

+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống

30 tháng 5 2019

phải tùy vào câu hỏi mà trả lời bạn ạ 

CHÚC BẠN THI TUYỂN SINH ĐẠT KẾT QUẢ CAO!

KẾT BẠN NHA

Trả  lời 

cái này bn phải tự tìm hiểu chứ 

chúc bn 

học tốt

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).1. Đoạn thơ trên nằm trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

3
21 tháng 5 2018

Câu 1.

  • Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt 

Câu 2.

  • Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim 
  • Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

  • Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
  • Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ 

Câu 4 

  • Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
  • Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
  •                                        %-% k nha
21 tháng 5 2018

- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

- Tác giả: Phạm Tiến Du

ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. 
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh 
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: 
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. 
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: 
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm? 
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định… 

7 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

8 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.