K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

#tk:

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đông của đường phân nước.

Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng đồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.

8 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

 

8 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Ở Bắc Á: Sông Ô-bi, sông I-ê-nit-xây, sông Lê-na.

-Ở Đông Á: Sông A-mua, sông Hoàng Hà.

-Ở Đông Nam Á: Sông Trường Giang, sông Mê Công.

-Ở Nam Á: Sông Hằng, sông Ấn.

-Ở Tây Nam Á: Sông Ơ-phrát, sông Ti-grơ.

-Ở Trung Á: Sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a.

30 tháng 11 2021

Câu 2: 

 * Sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi các khu vực châu Á:

Bắc Á

- Mạng lưới sông dày.

- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).

Tây Nam Á và - Ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

* Chế độ nước của sông ngòi ở châu Á phụ thuộc vào những yếu tố:

- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm.

Câu 3: 

* Đặc điểm sông ngòi ở châu Á:

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

- Nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, I- ê-nít -xây, Mê Công, Ấn Hằng.

- Các sông lớn phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức  tạp.

- Có 3 hệ thống sông lớn: Bắc Á - Đông Á, Đông Nam Á - Nam Á, Tây Nam Á - Trung Á.

Sông ngòi Bắc Á đóng băng vào mùa đông, mùa hạ thường có lũ, vì: Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 Chúc bạn học tốt nhé! ok

 

11 tháng 10 2016

Đặc điểm chung của sông ngòi ở Châu Á là:

+ Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

( cái này là theo ý mk)

còn cái này là mạng ^^ bn có thể tham khảo ^^

Đặc điểm chung về sông ngòi châu Á: Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Công, Ân, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. ơ các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Á Rập thì mạng lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy, ơ châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km2, bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục. Về chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau: - Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguổn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên. - Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu và cạn vào đông - xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này. - Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ, - Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân - hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài. - Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đau mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.


 

11 tháng 10 2016

Tại vì ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

26 tháng 12 2020

cậu tham khảo câu trả lời này nha

Giá trị sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người là:

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển du lịch.

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))) 

26 tháng 12 2020

c.ơn cậu nhìu nek

20 tháng 10 2021

Tham khảo :

Câu 1 :

a) Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn : Ô-bi , Ê-nít-xây , Lê-na , A-mua , Hoàng Hà , Trường Giang , Mê Công , Hằng , Ấn , Ti- gro , Ơ-phrat .

b) Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn vì : vùng thượng nguồn sông Ô-bi thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá , mùa đông sông bị đóng băng , vào mùa xuân băng tan và chảy xuống vùng trung – hạ lưu sông tạo nên lũ băng .

Câu 2 :

a) 

- Khác nhau về phân bố và đặc điểm :

→ Khí hậu lục địa : Phân bố ở vùng nội địa , khu vực Tây Nam Á .

Đặc điểm khí hậu : Về mùa đông khô và lạnh , mùa hạ thì khô và nóng .

→ Khí hậu gió mùa : Phân bố ở Nam Á , Đông Nam Á , Đông Á

Đặc điểm : Mùa đông có gió nội địa thổi vào nên lạnh và khô , ít mưa . Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào lục địa nên nóng ẩm , mưa nhiều . 

- Nguyên nhân :

Do địa hình Châu Á có kích thước rộng lớn , địa hình bị chia cắt phức tạp , núi và cao nguyên đồ sộ đã ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào sâu trong nội địa .

b) Không biết 

25 tháng 10 2016

1.Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

 

25 tháng 10 2016

2.- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

 

27 tháng 10 2021

Tham khảo

Câu 2 :

a,

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

b,

- Những con sông lớn ở việt nam : sông hồng, sông cửu long , sông đồng nai, sông mã,.....

 - sông ngòi mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân , đảm bảo nhu cầu an sinh ( làm du lịch, đánh bắt thủy hải sản, trồng cây ,... )