K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

mik lên bảng làm bài này đúng đó nha

11 tháng 3 2017

làm đi ak

18 tháng 3 2016

Ngày Huế đổ máu, 
Chú Hà Nội về, 
Tình cờ chú cháu, 
Gặp nhau Hàng Bè. 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 

- "Cháu đi liên lạc, 
Vui lắm chú à. 
Ở đồn Mang Cá, 
Thích hơn ở nhà!"

Cháu cười híp mí, 
Má đỏ bồ quân: 
- "Thôi, chào đồng chí!" 
Cháu đi xa dần... 

Cháu đi đường cháu, 
Chú lên đường ra, 
Ðến nay tháng sáu, 
Chợt nghe tin nhà. 

Ra thế, 
Lượm ơi! 

Một hôm nào đó, 
Như bao hôm nào, 
Chú đồng chí nhỏ, 
Bỏ thư vào bao, 

Vụt qua mặt trận, 
Ðạn bay vèo vèo, 
Thư đề "Thượng khẩn", 
Sợ chi hiểm nghèo! 

Ðường quê vắng vẻ, 
Lúa trổ đòng đòng, 
Ca-lô chú bé, 
Nhấp nhô trên đồng... 

Bỗng loè chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 

Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 

Lượm ơi, còn không? 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh. 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng...

 
18 tháng 3 2016

Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu 

Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu

13 tháng 4 2016

Vì một người cai ngục luôn nói thật và người kia luôn nói dôí nên khi người tù hỏi qua lần lượt hai người cai ngục đường ra thì sẽ được câu trả lời luôn sai. Vâỵ câu hỏi là: Xin ngài hãy hỏi ông kia đâu là lối ra ngoài và hãy nói cho tôi biết câu trả lời của ông ấy là gì? Người tù sẽ luôn nhận được câu trả lời sai và đi theo hướng ngược với câu trả lời. 

13 tháng 4 2016

Vì một người cai ngục luôn nói thật và người kia luôn nói dối

\(\Rightarrow\) Khi người tù hỏi qua lần lượt hai người cai ngục đường ra thì sẽ được câu trả lời luôn sai.

\(\Rightarrow\) Câu hỏi là: Xin người hãy hỏi ông kia lối ra ngoài là đâu và hãy nói cho tôi biết câu trả lời của ông ấy là gì?

\(\Rightarrow\) Người tù sẽ luôn nhận được câu trả lời sai và đi theo hướng ngược với câu trả lời.

\(\Rightarrow\) Người tù nhân có thể thoát ra khỏi ngục.

a) Đặt các câu dấu chấm(.), dấu chấm hỏi(?), dấu chấm than(!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu như vậy.(1) Ôi thôi, chú mày ơi()Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.(2) Con có nhận ra con không()(3) Cá gì, giúp tôi với()Thương tôi với()(4) Giời chòm hè()Cây cối um tùm()Cả làng thơm()b) Cách dùng các dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có...
Đọc tiếp

a) Đặt các câu dấu chấm(.), dấu chấm hỏi(?), dấu chấm than(!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu như vậy.

(1) Ôi thôi, chú mày ơi()Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

(2) Con có nhận ra con không()

(3) Cá gì, giúp tôi với()Thương tôi với()

(4) Giời chòm hè()Cây cối um tùm()Cả làng thơm()

b) Cách dùng các dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt.

(1) Tôi bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

(.....) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

-(.....) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

(2) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: " Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy"(!?)

c) So sánh cách sử dụng dấu câu trông từng cặp dưới đây và cho biết cách sử dụng dấu câu trong câu nào là hợp lí.

(1)- Nơi đây có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa thanh thoát và giàu chất thơ

- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ

 

4
20 tháng 4 2016

(1) Ôi thôi, chú mày ơi(!)Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

(2) Con có nhận ra con không(?)

(3) Cá gì, giúp tôi với(!)Thương tôi với(!)

(4) Giời chòm hè(.)Cây cối um tùm(.)Cả làng thơm(.)

20 tháng 4 2016

a. (1) Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. (Vì đây là câu cảm thán)

    (2) Con có nhận ra con không? (Vì đây là câu nghi vấn)

    (3) Cá gì, giúp tôi với! Thương tôi với! (Câu cảm thán)

    (4) Giời chòm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. (Câu trần thuật)

30 tháng 3 2016

k phải văn

30 tháng 3 2016

Chỉ cần nhắn Bob gọi điện cho bạn vào thời gian nhất định. Nếu Bob gọi nghĩa là anh ấy biết số, còn nếu anh ấy không gọi thì nghĩa là anh ấy không biết.

4 tháng 4 2016

1)-Hôm ấy,/phú ông/ mừng lắm.

TN            CN           VN

+Câu trên có VN do cụm động từ tạo thành.

-Bấy giờ ,/phú ông/ mừng lắm.

 TN            CN           VN

+Câu trên có VN do cụm động từ tạo thành.

2.)Khi vị ngữ có ý phủ định, nó thường kết hợp với các từ:không ,chẳng, chưa.

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  ViệtNam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quiđịnh của pháp luật”.Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:a. Khi lưu thông trên...
Đọc tiếp

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.

   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt

Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui

định của pháp luật”.

Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….

 b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của

mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...

Câu 6.Điền  những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………

b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….

chỗ ở của mình.

1
14 tháng 4 2016

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

Câu 4:

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật

Câu 5:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải

b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học

Câu 6:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học

b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

Chúc bạn học tốt!hihi

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự...
Đọc tiếp

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :

-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.

-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con 

Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )

c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :

Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự vật nêu ở chủ ngữ đc gọi là câu miêu tả ;trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ

Những câu dùng để thông báo về sự việc xuất hiện , tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật đc gọi là câu tồn tại;một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

5
21 tháng 3 2017
a) Tìm vị ngữ, chủ ngữ của các câu sau: (1) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. (2) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con. - (1):
Đằng cuối bãi, / hai cậu bé con / tiến lại.
Trạng ngữ C V
- (2):
Đằng cuối bãi, / tiến lại / hai cậu bé con.
Trạng ngữ V C

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

1
Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C V
..., thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính.
V C
..., ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
C V
2
Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.
C V
Dế Choắt / là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.
C V
3
Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
V C
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy.
C V

Căn cứ vào vị trí của chủ ngữ, vị ngữ để xác định câu miêu tả và câu tồn tại. Ở câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau; đối với câu tồn tại thì ngược lại.

câu miêu tả

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

+ ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

+ Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.

+ Dế Choắt là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.

+ Măng trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy

câu tồn tại :

+ thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

+ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

24 tháng 3 2016

giúp mình vớihihi