K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

10 loài động vật trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: Hổ Đông Dương, Sao la, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Voọc mông trắng, Cá cóc Tam Đảo, Gấu ngựa, Culi,…

10 tháng 9 2023

Phương pháp giải

Kể tên các loài động vật trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.

Lời giải chi tiết

10 loài động vật trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: Hổ Đông Dương, Sao la, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Voọc mông trắng, Cá cóc Tam Đảo, Gấu ngựa, Culi,...

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

11 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các loài sinh vật ở trên Trái Đất sinh sống ở khắp các loại môi trường trên Trái Đất gồm môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (A, B, C) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15 oC đến 30 oC) → Nên nhập loài cá B để về nuôi.

- Giải thích:

+ Loài cá B có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38 oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30 oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá B sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

+ Trong khi đó, loài cá A có giới hạn sinh thái là 0 – 14 oC, loài cá C là 34 – 45 oC đều nằm ngoài ngưỡng nhiệt độ trung bình của địa phương, do đó, loài cá A và loài cá C sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

22 tháng 7 2023

Em xem tham khảo!

- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…

- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.

23 tháng 7 2023

Tham khảo:

Đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:

- Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống.

- Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

22 tháng 7 2023

SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...

SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...

SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Gợi ý:

- Tên hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông.

- Các loài sinh vật có trong quần xã: Cá chép, cá rô phi, tôm, tép, cua, con trai sông, con hến, ốc bươu vàng, cá lóc, rêu, bèo tây,…

- Nhận xét sự đa dạng của quần xã: Hệ sinh thái sông khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật sinh sống.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…

- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.