K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

7 tháng 6 2017

- Việc phá rừng của con người đã làm cho khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...

- Con người thải chất thải chưa qua xử lí vào sông, hồ... đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt.

- Việc rửa tàu, chìm tàu dầu, sự cố tràn dầu... đã làm ô nhiễm biển và đại dương.

- Việc khai thác thủy sản quá mức và có tính hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật dưới nước.

- Hoạt động công ngiệp và giao thông thải một lượng khí CO2 rất lớn và khi quyển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kkinh, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,....

14 tháng 12 2017

- Đất bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó kéo theo sự biến đổi đất, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.

- Rừng được xem là "lá phổi" của môi trường sống. Rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái sẽ bị biến đổi, tác động tiêu cực trực tiếp đến đời sống con người.

8 tháng 7 2017

- Đối với đời sống:

+ Vì cây cối thải ra khí ô-xi và hấp thụ khí cac-bô-níc, nên rừng làm bầu không khí trong lành, tốt cho sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, thì bầu không khí có thể sẽ bị ô nhiễm nặng nề, gây hại cho sức khoẻ con người.

+ Đất bị xói mòn ảnh hường đến sản xuất nông nghiệp,....

- Đối với môi trường tự nhiên:

+ Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai thường xuyên xảy ra như lũ lụt, hạn hán,...

8 tháng 7 2017

Khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện tích phân bố,...



3 tháng 2 2023

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.

17 tháng 12 2020

   Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác, sử dụng tài nguyên và thải vào môi trường các loại chất thải độc hại. Việc làm này đang dần hủy hoại môi trường, nơi cung cấp sự sống cho con người. Khi môi trường bị hủy hoại nó sẽ tác động ngược trở lại đến đời sống, sản xuất của con người như: ảnh hưởng tới sức khỏe, thiên tai, bão lũ, hạn hán, sóng thần. .. và các tài nguyên phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng cạn kiệt. Như vậy, giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.

Ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí - công nghiệp năng lượng, nông nghiệp

13 tháng 12 2022

* Khái niệm

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

* Đặc điểm

Đặc điểm chung của môi trường là:

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

* Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

4 tháng 1 2019

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...

7 tháng 11 2023

- Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.

- Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.

- Công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng sản mới  được khai thác và sử dụng mạnh mẽ làm công cụ sản xuất (quặng kim loại...), tiếp đến là nguyên liệu đốt cháy (dầu mỏ, khí đốt,..)

⟹ Việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.

27 tháng 4 2018

Đáp án B