K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

Tên di tích: Đền chúa Thác bờ 

Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ

- Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2

- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...

- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.

9 tháng 8 2023

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về di tích Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Tên di tích: Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Mục đích tham quan: tìm hiểu về công đức của Thánh Gióng, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thời gian dự kiến: ngày …./ tháng …../ năm 2023.
- Chuẩn bị: kinh phí, vật phẩm để dâng hương (hương, hoa, hoa quả,…), đồ ăn nhẹ,…
- Các bước thực hiện
+ Liên hệ để thuê xe và thống nhất với bên vận chuyển về thời gian, địa điểm, lịch trình
+ Khi đến Đền Gióng: làm lễ dâng hương trước sân Rồng, sau đó tham quan, tìm hiểu di tích theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên du lịch; tổ chức một số trò chơi dân gian, như: nhảy bao bố, kéo co,…

9 tháng 8 2023

(*) Tham khảo
- Tên vùng: Nam Bộ
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu:
+ Danh lam thắng cảnh: đảo Phú Quốc; Côn Đảo; núi Bà Đen,…
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Dinh Độc Lập; Địa đạo Củ Chi,…
- Câu chuyện lịch sử liên quan mà em thích: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước chuyển biến mới. Khác với các nhà yêu nước tiền bối hưởng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang phương Tây. Người muốn đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”.
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng ra đi mang theo hoài bão tìm đường cứu nước, cứu dân.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về vùng đó:
+ Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng.
+ Cư dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm với nhiều tấm gương. Do đó, khu vực này được mệnh danh là “thành đồng Tổ quốc”.

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Một số nét văn hóa tiêu biểu của Hà Nội

STT

Lĩnh vực

Tên gọi

Mô tả

1

Lễ hội

Lễ hội chùa Hương

- Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

- Ngày khai hội chính thức là: mùng 6 tháng Giêng.

- Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ. 

2

Món ăn

Phở

- Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

- Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

3

Phong tục, tập quán

Làm bánh chưng vào Tết Nguyên đán

- Các nguyên liệu để gói bánh chưng bao gồm: lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn.

- Người Việt thường dâng cúng bánh chưng vào các dịp lễ, tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tên công trình

Chức năng

Văn Miếu

- Là nơi thờ Khổng Tử và các học trò của ông.

Quốc Tử Giám

- Là nơi học tập của các hoàng tử, con gia đình quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nước (thời phong kiến).

Bia Tiến sĩ

- Vinh danh những người đỗ đạt cao.

- Khuyến khích tinh thần hiếu học trong nhân dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.