K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2016

- Chào bạn, Bạn có thể tham khảo dàn bài dưới đây nhé! Chúc bạn học tốt!

[văn 7 ]Đề: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng".

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

 

Thảo luận 2

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng?Dàn ý:
I.Mở bài: 
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên 
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận. 
II.Thân bài: 
1.Giảithích câu ca dao: 
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc 
của nhân dân ta 
∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc 
lẫn nhau. 
2.Bình luận: 
∙ Khẳng định lời khuyên: 
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó 
với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm. 
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. 
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu 
của nhân dân ta. 
∙ Mở rộng vấn đề: 
Bộc lộ bằng hành động cụthể 
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. 
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác. 
III.Kết bài: 
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc. 
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ. 
20 tháng 4 2016

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

30 tháng 3 2016

câu này nói lên 1 điều là mọi người phải biết thương yêu nhau, biết yêu nước tick cho mình

 

24 tháng 3 2018

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
"Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
"Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.
Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.
Tại sao "Người trong một nước phải thương nhau cùng?" - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai 'Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

"Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ TỔ mồng Mười tháng Ba".
Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc. Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.
Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng "
Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh". Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

P/s: Tham khảo nhóe. Cảm hóa một chút, đừng chép hết.Chúc bạn học tốt

29 tháng 4 2016

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. 
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

2 tháng 5 2016

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

27 tháng 2 2017

1. Tình thương yêu của Bác đối với toàn thể nhân dân ta

- Thương những người lao động cực nhọc (kể cả ở Trung Quốc) như phu làm đường:

+Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

Phu đường vất vả lắm ai ơi

Ngựa xe hành khách thường qua lại

Biết cảm ơn anh được mấy người.(Phu làm đường – Nhật kí trong tù)\

- Trong kháng chiến chống Pháp

+ Bác chăm lo đến giấc ngủ cho bộ đội:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.(Đêm nay Bác không ngủ — Minh Huệ) + Thương đoàn dân công nặng nhọc thiếu thốn:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh ảo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau

Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) - Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ. Bác có mặt ở mọi nơi mũi nhọn, Đặc biệt đối với miền Nam, Bác dành cho nhân dân ở đấy một tình thương đặc biệt:“Miền Nam ở trong trái tim tôi”Hoặc: “Đến ngày thống nhất nước nhàBắc Nam sum họp thì ta vui vầy".2. Tình thương yêu của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng- Với các cháu nhỏ bị quân Tưởng bắt giam:Oa…! Oa…! Oa…!Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở nhà pha(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù) "Nhiệm vụ chủng ta phải làm sao cho các em bé có cơm ăn, có áo ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này”“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.“Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi dồng”.“Ôi! vẫn còn đây của các em Chồng thư mới mở, Bác đang xem Chắc Người thương lắm đàn con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm”.(Theo chân Bác – Tố Hữu)- Bác dành tình thương yêu quan tâm giáo dục các em:“Tuổi nhỏ làm viêc nhỏTùy theo sức của mỉnh”.- Bác chia quà cho các cháu khi Người đến thăm các gia đình hoặc các cháu đến chúc mừng Bác.“Tôi chỉ có ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nưởc nhà được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cùng được học hành!”.“Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. III. Kết thúc vấn đề - Tuy Bác đã đi xa nhưng tình thương yêu bao la của Người vẫn “ôm cả non sông mọi kiếp người”. - Cảm nghĩ của bản thân về tình thương yêu ấy


28 tháng 2 2017

1,Mở bài: -Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta_tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tôt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời nói đó.
Thân bài: Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tôt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đan tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy co tầm quan trọng tô lớn và lời hứa của môin học sinh chúng ta.
2. Học tập tốt, lao động tốt: nhìn chung thì các đội viên thực hiện điều này rất tốt. Các em “rất biết học tập” các anh chị đi trước những cách “làm việc hiệu quả”, biết những khu vực “lao động cho năng suất cao” và bỏ công bỏ sức lao động rất tích cực. Có lẽ các em áp dụng thêm câu “Lao động là vinh quang” nên em nào em nấy cũng hăng say đào, bới, xúc, bốc hốt… vân vân, do đó đề nghị các anh chị phụ trách có hình thức biểu dương, tặng bằng khen cho những đội viên năng động và có những kiểu lao động sáng tạo mới cho anh em noi theo.
3,câu này Bác vẫn hằng mong chúng ta học tập tốt lao động: ý muốn nói đến học và hành, về học cần siêng năng phấn đấu nỗ lực để nhận biết lãnh lấy kiến thức cao, chắc nhất giành đc thành tích kết quả học tập cao nhất có như vậy mới gọi là tốt
Lao động tốt: trong lao động cũng vậy hăng xay miệt mài sáng tạo lao động, làm việc, để giành đc chất lượng và thành quả cao nhất, Chúc bạn vui khỏe học tập tốt
4,nếu không nhầm thì đây là điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy mà khi còn là đội viên chúng ta phải học thuộc lòng. bạn đã từng so sánh câu này với học đi đôi với hành chưa? học tập tốt để bạn có thể làm giàu thêm vốn kiến thức của mình nhưng học tập tốt liệu có phát huy tác dụng nếu bạn không đưa nó vào thực tiễn hay nói đúng hơn là hãy dùng những kiến thức thu được để lao động tốt. và đương nhiên trong chính quá trình lao động bạn cũng học được nhiều điều và rút ra nhiều bài học quý báu. thế nên học tập tốt và lao động tốt gắn kết với nhau vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời, nếu không tin bạn hãy tự mình thử xem.
5.Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi.
thế nha!

11 tháng 3 2017

1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

​chúc p hk tốt

16 tháng 3 2016

Văn 7 hoặc văn 12 nha

16 tháng 3 2016

Bạn vào SGK đi

18 tháng 4 2016

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức dáng hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

18 tháng 4 2016

I.Mở bài

*Giới thiệu chung:Thời gian làm bài kiểm tra(tiết…,thứ…)
II.Thân bài

*Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
-Đọc và ghi đề lên bảng.
-Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
-Chuẩn bị giấy làm bài sẵn ở nhà.
-Chép đề,đọc nhiều lần để xác định đúng yêu cầu của đề.
-Lập dàn ý ra nháp.
-Viết bài.
III.Kết bài

*Cảm nghĩ của em:
-Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
-Em vui vì làm được bài.
-Hi vọng bài sẽ được điểm cao.

28 tháng 3 2016
DÀN Ý 1.    Mở bài: –    Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người. –    Trích dẫn câu nói. 2.    Thân bài: a. Giải thích ý nghĩa câu nói: *    Sách là gì? + Là kho tàng tri thức: –    Về thế giới tự nhiên. –    Về đời sống con người. 

–    Về kinh nghiệm sản xuất.

 

+ Là sản phẩm tinh thần:

  –    Sản, phẩm của nền văn minh nhân loại. –    Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài. –    Hàng hóa có giá trị đặc biệt. + Là người bạn tâm tình gần gũi: –    Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời. + Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú. + Tại sao Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người: + Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: –    Khoa học tự nhiên. –    Khoa học xã hội. + Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian, thời gian: –    Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai. –    Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước. b. Bình luận về tác dụng của sách: + Sách tốt: . –     Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết. –    Giúp con người khám phá giá trị của bản thân. –    Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo. + Sách xấu: –    Tuyên truyền lối sống ích kỉ, thực dụng. –    Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách. c. Thái độ đối với việc đọc sách: –    Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài. –    Cần chọn sách tốt để đọc. –    Phê phán và lên án những cuốn sách có nội dung xấu. 3. Kết bài: –    Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách. –    Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
2 tháng 3 2018

Ngắn gọn thôi : Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

7 tháng 4 2016

- Những khó khăn về kinh tế, tài chính: Nạm đói vẫn còn, ngân quỹ nhà nước hầu như trống rỗng.

- Những khó khăn về chính trị, văn hoá : Chính quyền mới thành lập còn non yếu, 90% dân số mù chữ.

- Đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn về đối ngoại:

+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: được sự giúp sức của Mĩ, 20 vạn quân Tưởng ào ạt vào miền Bắc nước ta.

+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: được sự tiếp sức của thực dân Anh, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Những khó khăn ấy, đặt nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà trước một tình thế như " ngàn cân treo sợi tóc".
Các biện pháp như bình dân học vụ; hũ gạo kháng chiến;...

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  ViệtNam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quiđịnh của pháp luật”.Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:a. Khi lưu thông trên...
Đọc tiếp

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.

   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt

Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui

định của pháp luật”.

Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….

 b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của

mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...

Câu 6.Điền  những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………

b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….

chỗ ở của mình.

1
14 tháng 4 2016

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

Câu 4:

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật

Câu 5:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải

b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học

Câu 6:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học

b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

Chúc bạn học tốt!hihi