K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp

Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

Thủ công nghiệp

Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

Thương nghiệp

Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

 Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là thương mại dưới thời Đường được nhà nước khuyến khích, phát triển hết mức, nhưng đến cuối thời MInh, và nhà Thanh thì thương mại bị hạn chế.
16 tháng 8 2023

Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:

+ Nông nghiệp phát triển hơn, do có nhiều bước tiến về kĩ thuật gieo trồng; diện tích canh tác được mở rộng; sản lượng lương thực nhiều hơn.

+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.

4 tháng 2 2023

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

1. Biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. 

+ Diện tích trồng trọt vượt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. 

+ Tình trạng cướp đoạt ruộng đất của địa chủ vẫn gia tăng.

- Thủ công và thương nghiệp: các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đổ sứ. 

- Ngoại thương: 

+ Từ thế kỉ XVII đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. 

+ Đến triều nhà Thanh, do thi hành chính sách đóng cửa biển, đã hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc. 

+ Kinh tế công thương nghiệp sớm phát triển, kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

2. 

Thành tựu lớn nhất của sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp.

- Thời Minh – Thanh, thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ và đã có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp. Việc buôn bán giữa các quốc gia được đẩy mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của các thành thị hưng thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh,… 

- “Con đường tơ lụa” vẫn phát triển trong thời gian này. Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn nhỏ bé và chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

13 tháng 1 2023

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

4 tháng 2 2023

Tình hình kinh tế thời Trần:

- Nông nghiệp:

+ Khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác. 

+ Đắp đê, đào sông ngòi. Đặt chức quan lo nông nghiệp và thủy lợi. 

+ Trồng các loại cây khác: khoai, đậu, chè, cây ăn quả. 

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời

+ Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta. 

- Thương nghiệp:

+ Tiền được sử dụng phổ biến, buôn bán phát triển

+ Thuyền buôn ngoại quốc thường đến buôn bán ở cảng Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều,…

+ Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu của Đại Việt.

4 tháng 2 2023

Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ

- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. 

Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. 

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.

Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.

Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.

Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.

Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. 

Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á.

Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử

  

Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Kinh tế

Xã hội

- Nông nghiệp: ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ. 

-Ngoài trồng lúa, người dân Ấn Độ còn trồng nhiều loại cây khác (dừa, dâu, bông, mía, quế,…).

- Thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp: cũng có bước phát triển. 

- Mâu thuẫn của chế độ Cax-ta

- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.

- Thời Gúp-ta, hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân 

- Mâu thuẫn giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo

4 tháng 2 2023

a/ So sánh

Lĩnh vực

Nội dung

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Kinh tế

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ…

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

Giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. 

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.