K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2018
Cách mạng tháng 10 Nga Cách mạng tư sản
Lãnh đạo Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng bôn và Lê-nin. Giai cấp tư sản
Lực lượng nông dân, binh lính, công nhân,... Tư sản và nông dân
Mục tiêu Lật đổ CP LTTS, đưa nước Nga tiến lên CNXH.

- Đánh đổ chế độ phong kiến

- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

Kết quả Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Lật đổ được chế độ phong kiến
Tính chất CMXHCN Dân chủ tư sản

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

22 tháng 2 2016

Nội dung

Cách mạng dân chủ tư sản

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga

Nhiệm vụ

Đánh đổ chế độ phong kiến

Đánh đổ chế độ phong kiến

Động lực

Tư sản -  nông dân

Công nhân, nông dân và binh lính

Giai cấp lãnh đạo

Tư sản

Vô sản

Kết quả

 

 

Xu hướng phát triển

Chuyên chính tư sản

Chuyên chính công nông

Tính chất

Dân chủ tư sản

Dân chủ tư sản kiểu mới

5 tháng 12 2018

Kết quả và lực lượng tham gia của cuộc cách mạng dân chủ tư sản là gì ạ

1 tháng 8 2023

#Tham khảo

BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Mục tiêu

- Xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

- Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

Giai cấp lãnh đạo

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)

Động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

- Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để.

Kết quả, ý nghĩa

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

 
28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Em có thể bổ sung thêm những cuộc CMTS khác dựa vào sgk và vở ghi nhé!

undefined

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

- Mục tiêu: Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là:

+ Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Nhiệm vụ: Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ.

+ Nhiệm vụ dân tộc là: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung.

Tham Khảo

một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.

 

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.

Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.

Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.

Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.

Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.

Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.

Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.

Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.

Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.

Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.

Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.

Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.

Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;

- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến;

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Giành độc lập dân tộc;

- Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất;

- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

- Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng;

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

Giai cấp lãnh đạo

Giai cấp tư sản và quý tộc mới

Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

Giai cấp tư sản

Động lực

Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…)

Kết quả

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

- Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản.

Ý nghĩa

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

- Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

13 tháng 10 2018

Lực lượng chính trị lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917 là đảng Bôn-sê-vích.

Đáp án cần chọn là: A