K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2018

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết. 
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài. 
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp. 
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên. 
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”. 
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.

5 tháng 5 2018

k mk nha

17 tháng 5 2022

TK
https://hoatieu.vn/cach-lam-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-208112

17 tháng 5 2022

thêm chi tiết nữa : cấm chép mạng ạ.-.

10 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

 

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.

10 tháng 5 2021

tk 

Nhà chính trị gia Benjamin Franklin đã từng nói: “Hãy ăn để thỏa mãn mình, nhưng mặc để thỏa mãn người khác”. Đúng như vậy trang phục là nhu cầu vật chất rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Không chỉ được xem như là một sản phẩm bình thường , mà ngoài ra trang phục còn được xem như là phẩm chất , tính cách con người chúng ta. Do xã hội ngày càng phát triển nên những trang phục truyền thống cổ truyền đã dần bị học sinh, nói một cách bao quát hơn là giới trẻ ngày nay thay đổi đa dạng hơn nhưng có một chút gì đó quá đà bởi các thứ quần áo không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, môi trường,…

 

Trang phục là những loại vải được thiết kế thành những hình dạng dùng để mặc như áo, quần, váy,…, dùng để đội như nón, mũ,…, dùng để mang như giày, dép,…Chức năng chính của trang phục là dùng để bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp con người làm đẹp, thể hiện được sự hiểu biết thẩm mĩ của bản thân với mọi người.

Dân gian thường nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Con người có trở nên đẹp hơn bởi biết cách lựa chọn trang phục và ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh. Bởi thế, nếu giới chúng ta lựa chọn trang phục, điều đó sẽ giúp ta đẹp hơn, thoải mái hơn hoặc cũng có thể bị mọi người “kì thị” nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn được trang phục vừa phù hợp với mình vừa phù hợp với đôi mắt của mọi người xung quanh là rất quan trọng.

Trang phục đẹp là trang phục không cầu kỳ, giản dị nhưng hài hòa về màu sắc, phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi. Không những vậy, nó còn thể hiện tính cách. Người có một trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kỳ. Người có một bộ trang phục hợp thời trang là người biết chăm chút vẻ bề ngoài của mình. Một bộ trang phục còn nói lên nghề nghiệp, trình độ của chúng ta, nó giúp ta tự tin hơn trong mọi tình huống.

Trang phục của giới trẻ đang trở thành một đề tài bàn tán với nhiều ý kiến trái chiều. Ngắn, mỏng, hở là ba từ chỉ tình trạng trang phục của học sinh và giới trẻ hiện nay. Tại những thành phố lớn, ta có thể thấy những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ có ý nghĩa đen tối hoặc tục tĩu,… Tất cả là do lối suy nghĩ lệch lạc, thích phá cách, đặc biệt là các bạn nữ thích khoe “body”, “mặc như không mặc”. Ra đường những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta phải xấu hổ giùm, hay những chiếc áo có thể xuyên thấu nhìn thấy cả nội y bên trong, thật không hiểu tại sao các bạn ấy lại có suy nghĩ mặc vào là đẹp, mặc vào là quyến rũ, là làm người khác phải ngưỡng mộ vẻ đẹp của mình.

Tôn vinh vóc dáng hay “khoe” vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của mỗi người. Thế nhưng, nếu ta lạm dụng quá mức điều đó một cách lố lăng là một hành động thiếu đạo đức và vi phạm các chuẩn mực xã hội. Con người cần phải ứng xử lịch sự và tôn trọng người khác. Khoe không đúng chỗ, đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ là điều xúc phạm, tự hạ thấp giá trị bản thân mình.

 

Đối với một người học sinh, người ta sẽ đánh giá sự hiểu biết, thậm chí là trình độ học vấn qua cách ăn mặc và cũng có thể là danh tiếng của ngôi trường chúng ta đang học qua bộ đồng phục học sinh. Đó là thời trang quen thuộc của mỗi học sinh, sinh viên khi đến trường ở Việt Nam. Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.

Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu…

Nhưng việc mặc đồng phục hiện nay đã có sự lạm dụng hóa. Nhiều bạn đi học không bao giờ ủi đồ, để quần áo nhăn nhúm đến trường, ai nhìn vào cũng cảm thấy khó chịu và đánh giá tính cách đầy lượm thượm, không chỉnh tề của chính bản thân chúng ta. Những chiếc váy của các bạn nữ thì ngắn hơn đùi, các bạn đi học luôn son môi, trang điểm đậm, thậm chí còn mặc nội y màu tối để làm nổi bật, như vậy sẽ mất đi giá trị của chiếc đồng phục học sinh, đồng thời thể hiện sự thiếu tôn trọng của bản thân đối với nhà trường.

Còn các bạn nam không bỏ áo vào quần, áo quần xộc xệch không ra hệ thống gì, ống quần thấp ống quần cao không giống đi học chút nào. Chúng ta hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Thật không lạ với những chiếc áo, chiếc váy khoét sâu, mỏng manh chỉ cần một cơn gió là có thể “phản chủ”. Họ quan niệm rằng, “đẹp là khoe” nên chọn cho mình những bộ áo quần ít vải, hở quá đà, nhưng người ta chỉ thấy “nóng mắt”, phản cảm từ những bộ cánh “ấn tượng” ấy. Từ những trang phục này, đại đa số đều cho rằng, đó là những con người vô ý thức, bởi nếu có ý thức thì họ đã không chọn những chiếc áo quá mỏng, những chiếc quần quá ngắn lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.

 

Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh cách ăn mặc “dị hợm” này. Nguyên nhân chính là do sự vi phạm đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trào lưu “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng ngại.

Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.

Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải loại trừ ra khỏi cuộc sống. Đừng ngồi không đánh giá người khác, hãy tiến đến nhắc nhở, khuyên nhủ họ. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội.

Qua phong cách ăn mặc và trang phục của học sinh và giới trẻ, ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.

Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và thay đổi nó, thiết kế nó sao cho có phong cách trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực trang phục của dân tộc, đề cao giá trị đạo đức trong xã hội, tạo cơ hội hội nhập cho giới trẻ trong thế hệ hiện nay.

Không thể phủ nhận được rằng, trang phục sẽ làm tôn vinh và khẳng định vẻ đẹp của chúng ta. Để trang phục có thể thực hiện tốt chức năng ấy, chúng ta cần phải chọn lựa thật kỹ càng trước khi khoác lên mình một bộ cánh mới. Vấn đề trang phục của học sinh giới trẻ nhất định phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc và có giải pháp điều chỉnh hiệu quả. Ngoài ra, ta phải luôn nhắc nhở bản thân rằng trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau. Không nên khoe mẽ quá mức. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn là cách ứng xử văn hóa và nhã nhặn nhất mà con người cần thực hiện.

6 tháng 3 2022

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

6 tháng 3 2022

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

18 tháng 5 2023

Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với những quyết định khó khăn, đôi khi là phải chọn giữa vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình. Điều này đặc biệt đúng trong các tình huống liên quan đến quan hệ xã hội, nơi mà sự tương tác giữa con người là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, liệu có cách nào để vừa làm vừa lòng người khác, vừa vừa lòng chính bản thân mình? Câu trả lời là có, và đó là sự cân bằng.

Để làm vừa lòng người khác, chúng ta cần lắng nghe và hiểu rõ họ đang muốn gì. Chúng ta cần tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác, đồng thời cũng cần thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến họ. Tuy nhiên, việc làm vừa lòng người khác không nên dẫn đến việc tự đánh mất bản thân mình. Chúng ta cần biết giới hạn của mình, không nên đồng ý với những điều mà mình không thực sự đồng ý, hoặc đồng ý với những điều mà có thể gây hại cho bản thân.

Để làm vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần biết giá trị của mình và không nên đánh đổi giá trị đó để làm vừa lòng người khác. Chúng ta cần có sự tự tin và quyết đoán trong việc đưa ra quyết định, đồng thời cũng cần lắng nghe và suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, việc làm vừa lòng chính bản thân mình cũng không nên dẫn đến việc thiếu tôn trọng và quan tâm đến người khác. Chúng ta cần biết cách thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến người khác mà không phải đánh đổi giá trị của mình.

Vì vậy, để làm vừa lòng người khác cũng như vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có sự cân bằng. Chúng ta cần biết giới hạn của mình và không nên đánh đổi giá trị của mình để làm vừa lòng người khác. Đồng thời, chúng ta cũng cần lắng nghe và hiểu rõ người khác để có thể tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của họ.

Ngoài ra, để làm vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, đồng thời cũng giúp chúng ta lắng nghe và hiểu rõ người khác. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, chúng ta có thể thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến người khác mà không phải đánh đổi giá trị của mình.

Cuối cùng, để làm vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có lòng tự trọng và sự kiên nhẫn. Lòng tự trọng giúp chúng ta tin tưởng vào giá trị của mình, đồng thời cũng giúp chúng ta không để bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta có thể đợi đến khi có quyết định tốt nhất, đồng thời cũng giúp chúng ta không bị bối rối hoặc lấn át bởi cảm xúc.

Tóm lại, để làm vừa lòng người khác cũng như vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có sự cân bằng, kỹ năng giao tiếp tốt, lòng tự trọng và sự kiên nhẫn. Chỉ khi có những yếu tố này, chúng ta mới có thể đưa ra quyết định tốt nhất và đem lại lợi ích cho cả bản thân và người khác.

18 tháng 5 2023

tham khảo ko v ?

Đề:Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích, ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.1. Mở bài: giới thiệu các tệ nạn xã hội đang lan tràn , có chiều hướng xâm nhập vào nhà trường2. Thân bài:  Nêu từng tệ nạn , tác hại và cách nói không với các tệ nạn đó.a)Tệ cờ bạc: mới giải trí sau có máu đỏ...
Đọc tiếp

Đề:Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích, ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.

1. Mở bài: giới thiệu các tệ nạn xã hội đang lan tràn , có chiều hướng xâm nhập vào nhà trường

2. Thân bài:  Nêu từng tệ nạn , tác hại và cách nói không với các tệ nạn đó.

a)Tệ cờ bạc: mới giải trí sau có máu đỏ đen, sinh trộm cắp thậm chí giết người. Gia đình tan nát trở thành gánh nặng xã hội

b) Tệ hút thuốc lá : bắt chước tập làm người lớn. Từ bao thuốc rẻ tiền đến đắt tiền , rơi vào heorin không hay biết. Để có tiền hút: trộm cắp, giết người là gánh nặng gia đình và xã hội với căn bệnh thế kỉ chết người

c)Văn hóa không lành mạnh: truyện nhảm, phim bạo lực ngoài luồng ảnh hưởng lối sống mạnh được yếu thua và yêu cuồng, sống vội, quên đi tương lai.

3. Kết bài:

-Bài trừ: học sinh không tìm hiểu, không thử , không bắt chước vì tuổi còn nhỏ chưa biết đúng sai, dễ tiêm nhiễm 

-Vận động bạn bè không nên đến gần các tệ nạn đó.

CÁC BẠN ƠI GIÚP MÌNH LÀM BÀI VĂN NÀY VỚI MÌNH SẮP THI RỒI (KHÔNG CHÉP MẠNG NHA)

0
18 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

18 tháng 4 2021

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.