K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội  

→ Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

 → Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm và xác định đúng đề bài.

Lời giải chi tiết:

Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.

Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại → ý chí quyết tâm.

4 tháng 3 2023

Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.

     Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại => ý chí quyết tâm.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và tìm hiểu tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ “tôi” (Tôi nhớ những ngày thu đã xa).

4 tháng 3 2023

     Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ “tôi” (Tôi nhớ những ngày thu đã xa).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.

- Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

- Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

 → Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh

- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:

+  Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu

+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà 

→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”. 

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em": 

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…

29 tháng 8 2023

Tâm trạng con người thay đổi: Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, hân hoan, phơi phới, tự hào.

Cái nhìn thay đổi của thiên nhiên không còn im lặng nữa mà như đang cất tiếng nói, từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.

→ Bức tranh thu đẹp, tràn ngập niềm vui sướng, tự hào.

4 tháng 3 2023

   Tâm trạng con người thay đổi: Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, hân hoan, phơi phới, tự hào.

     Cái nhìn thay đổi của thiên nhiên không còn im lặng nữa mà như đang cất tiếng nói, từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

     Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.

=> Bức tranh thu đẹp, tràn ngập niềm vui sướng, tự hào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.

- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.