K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2018

- Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

    + Thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn tiếng Hán và Việt hóa, từ đó là tiếng Việt trở nên phong phú và phát triển

    + Thời kì độc lập tự chủ: bị tiếng Hán chèn ép nhưng vẫn phát triển nhờ tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng Việt phong phú, tinh tế, uyển chuyển

    + Thời Pháp thuộc: tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng phát triển, văn xuôi tiếng Việt hình thành, phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ

    + Sau cách mạng tháng 8- nay: tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt, sử dụng rộng rãi.

b, Một số tác phẩm viết bằng

    + Chữ Hán: Nhật kí trong tù, Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh

    + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên

    + Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Hai đứa trẻ…

5 tháng 3 2023

Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

7 ông thần: ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

- Nội dung: Đoạn thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình); là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

- Nội dung: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.- Nghệ thuật:

+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

+ Cách ngắt nhịp mang ý nghĩa (Ngàn thước lên cao,/ngàn thước xuống)

+ Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

+ Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ảnh người lính Tây Tiến.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại hai văn bản.

- Chú ý những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

- Nội dung: Bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học (trường lớp, bạn bè, những trò nghịch ngợm và tình yêu đầu tiên).

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

+ Ngôn ngữ thơ bình dị, nhẹ nhàng.

+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

- Nội dung: Nhà thơ hồi tưởng những chặng đường đã qua, những kỉ niệm sâu sắc đồng thời ca ngợi chí khí hào hùng của người lính Tây Tiến.

- Nghệ thuật:

+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

+ Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

+ Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ảnh người lính Tây Tiến.

7 tháng 5 2023

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

- Nội dung: Bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học (trường lớp, bạn bè, những trò nghịch ngợm và tình yêu đầu tiên).

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

+ Ngôn ngữ thơ bình dị, nhẹ nhàng.

+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

- Nội dung: Nhà thơ hồi tưởng những chặng đường đã qua, những kỉ niệm sâu sắc đồng thời ca ngợi chí khí hào hùng của người lính Tây Tiến.

- Nghệ thuật:

+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

+ Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

+ Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ảnh người lính Tây Tiến

17 tháng 6 2017

Nhà thơ cảm nhận được âm thanh tiếng rơi của hoa quế bởi vì “người nhàn”

   + Không gian thanh vắng, yên tĩnh của buổi đêm

   + Sự tinh tế, thanh nhàn trong tâm hồn thi nhân

   + Những cảm nhận trong trẻo, tập trung nhất về âm thanh sự sống

12 tháng 1 2017

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp tôi hiểu rằng người xưa đã lí giải nguồn gốc con người dựa vào các vị thần, từ đó thấy được sự tôn thờ, trân trọng các vị thần của nhân dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.