K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khi em tập thể dục, có sự tham gia của các hệ cơ quan gồm: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ vận động.

- Khi tập thể dục, sự bài tiết mồ hôi, nhịp thở và nhịp tim đều tăng.

Giải thích: Khi tập thể dục, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời, nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng lên. Do đó:

+ Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.

+ Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.

+ Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Sau khi chạy nhanh 100 m, nhịp thở nhanh hơn so với lúc bình thường.

- Giải thích: Khi chạy, cơ thể cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục của cơ xương dẫn đến cường độ hô hấp tế bào tăng lên. Mà quá trình hô hấp tế bào cần O2 và thải ra khí CO2. Do đó, nhịp thở tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi khí (lấy O2, đào thải khí CO2) của cơ thể.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Khi hít vào và thở ra, không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan là: xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

 
3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho

hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.

tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid

tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên 

cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn

khớp khỏe hơn: Do màng dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên 

tăng khối lượng và kích thước xương: do TDTT giúp kích thích các tế bào tạo xương sụn ở đầu xương

Lời giải chi tiết

- Khi trời nóng, thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ chế làm mát bằng các hoạt động của: các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, thân nhiệt giảm, cơ thể kích hoạt cơ chế làm ấm, các mạch máu dưới da co lại, ngừng tiết mồ hôi và các cơ dựng lông co.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
10 tháng 9 2023

Sự thay đổi của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ môi trường:

 

Bộ phận

Khi nhiệt độ môi trường thấp

Khi nhiệt độ môi trường cao

Mạch máu dưới da

co

dãn

Tuyến mồ hôi

ngưng tiết

tăng tiết

Cơ dựng lông

co

dãn

Cơ vân

co

dãn

 
2 tháng 1

*Tham khảo:

1. Khi chúng ta di chuyển, cơ bắp và xương chân phối hợp với nhau để tạo ra các chuyển động như đi bộ, chạy, nhảy.
2. Khi chúng ta thực hiện các hoạt động như đánh bóng đá banh, cơ bắp và xương của cánh tay, vai và mắt phối hợp với nhau để tạo ra các động tác chính xác và mạnh mẽ.
3. Trong khi chúng ta đang thể dục, cơ tim và cơ phổi phối hợp với nhau để cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ bắp và các cơ quan khác trong cơ thể.

2 tháng 1

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn tạo nên lực kéo phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp có vai trò như điểm tựa để làm xương chuyển động tạo sự vận động của cơ thể.

- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống chủ yếu ở trẻ em là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp,… Ngoài ra, còn có nguyên nhân di truyền hoặc do các yếu tố lúc mang thai như bào thai phát triển quá nhanh, người mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, ngôi thai không dịch chuyển,…

- Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:

+ Sử dụng bàn ghế vững chắc, phù hợp với lứa tuổi.

+ Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.

+ Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.

+ Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao.

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.