K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của bài thơ giúp:

- Xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ

- Xác định được cách triển khai bài thơ

- Giúp hiểu được nhận thức, cảm xúc, cảm giác của tác giả về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.

9 tháng 12 2019

Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:

Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

...

Biết làm có được mà dám theo

- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới

- Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác

+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ

7 tháng 12 2017

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:

"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

....

Biết làm có được mà giám theo."

- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.

- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

- Một số lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:

+ Cần tra cứu điển tích, điển cố hay nghĩa của từ khó thường được nêu trong các cước chú.

+ Cần đối chiếu bản phiên âm chữ Hán với bản dịch nghĩa, dịch thơ.

+ Cần vận dụng tri thức nền về tác giả và thể loại.

+ Cần lưu ý đến mối quan hệ chỉnh thể độc đáo ở mỗi bài thơ.

5 tháng 10 2023

1. 

Nhan đề “Tràng giang” là từ Hán Việt hay có nghĩa là một con sông dài vô tận. Từ Tràng giang còn gợi cho người đọc một cảm giác về chiều cảm nhận được mở rộng trong không gian và thời gian. Nhờ vậy, hình ảnh con sông trong bài thơ mới hiện lên một cách rộng lớn, mênh mông hơn. 

 Nhan đề và lời đề từ đã giúp người đọchiểu ngay được nội dung của tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên và nó giúp cho việc đọc, hiểu văn bản trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

2. Bài thơ Tràng Giang được cấu tứ trong một không gian sóng đôi. Không chỉ là dòng Tràng giang thực tế chảy dài trong tự nhiên mà còn là dòng sóng dập dìu trong tâm hồn tác giả. Với ý nghĩa là dòng sông thực tế trong tự nhiên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nước trong tất cả các khổ thơ cả trực tiếp lẫn gián tiếp

5 tháng 10 2023

Câu 1: Cảm nhận về nhan đề của bài thơ: gợi ra hình ảnh một dòng sông chảy dài, mang lại nỗi buồnm, cảm gác man mác khó tả

Nhan đề và lời đề từ thể hiện rất rõ những dòng cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đồng thời hé mở những trăn trở và suy nghĩ miên man của tác giả về những kiếp người, kiếp đời nhỏ bé 

Câu 2: ài thơ được cấu tứ theo cấu trúc không gian sóng đôi. Bởi không gian được mô tả trong bài thơ không chỉ là những cảnh vật thực tế được tác giả quan sát mà còn ẩn dụ cho không gian trong tâm trí của nhà thơ, miên man trăn trở đầy những suy ngẫm 

30 tháng 4 2019

=> Đáp án B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Cấu tứ bài thơ và lí do xác định: Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi:

+ Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình

+ Dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.

- Dựa vào ý nghĩa, tư cách của đối tượng để xác định cấu tứ bài thơ:

+ Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước: “nước”, “con nước”, “dòng” ...

+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn: “buồn điệp điệp”, “đìu hiu”; “bến cô liêu” …