K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Yêu cầu số 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Yêu cầu số 2: Nội dung chính trong các đề nghị cải cách

+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

 
13 tháng 8 2023

Tham khảo

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân đề xuất:

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách:

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Năm 1868, Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền đã đề nghị triều đình mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

+ Năm 1873, Viện Thương Bạc tấu thỉnh lên vua Tự Đức, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.

+ Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã gửi các bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Thông qua nội dung các đề nghị cải cách, có thể thấy vấn đề được quan tâm nhất là việc mở cửa, đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, phát triển nông nghiệp trong nước, đầu tư vào quân sự và bồi dưỡng nhân tài.

Theo em, trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, những đề xuất này là rất cần thiết, góp phần đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu trong sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp thu những tiến bộ khoa học, kĩ thuật trên thế giới, đồng thời củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh các thế lực cát cứ đang lăm le xâm lược nước ta.

14 tháng 9 2023

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

 Chuyển biến lớn về kinh tế:

= Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ 3, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

24 tháng 12 2023

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

14 tháng 9 2023

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

 

 

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

NG
13 tháng 8 2023

 Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

13 tháng 8 2023

Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

  
NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

 
14 tháng 8 2023

(*) Tham khảo: Một số bài học rút ra từ trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

+ …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.