K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2018

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

22 tháng 3 2018

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.



 

quê hương em thật tồi tàn , bị đánh sập làng và đổ vỡ do sóng thần gây ra. Quang cảnh thật tồi tàn nhưng e vẫn yêu quê hương em .

8 tháng 6 2019

Tra mạng đi bạn

Có đầy đó

31 tháng 10 2017

                                                             Quê hương em biết bao tươi đẹp
                                                             Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây
                                                             Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về
                                                             Ngàn lời ca vui mừng chào đón
                                                             Thiết tha tình quê hương. 

                                                                       Hoặc

                                                              Quê hương là gì hả mẹ?
                                                              Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
                                                              Quê hương là gì hả mẹ?
                                                              Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

                                          ke ve que huong em

         Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi . 

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy. Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao: 

                                                                                    Ai ơi bưng bát cơm đầy

                                                                        Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

                                                                     Quê hương mỗi người chỉ một
                                                                     Như là chỉ một mẹ thôi
                                                                     Quê hương nếu ai không nhớ
                                                                     Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên .

31 tháng 10 2017

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận.  Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

23 tháng 4 2019

Từ giã chiến trường trở về quê hương, ông Tùng là một thương binh. Ông chứng kiến cảnh các bạn thiếu nhi nghèo trong xã không được đến trường, không được dạy dỗ tử tế nên nói tục, chửi bậy, lại có bạn sa vào trộm cắp ... Nghĩ đến bản thân mình ngày trước, ông càng thương các bạn và đi đến quyết định : “Phải giúp chúng thay đổi cuộc đời. Chỉ có cái chữ mới giúp lũ trẻ thoát nghèo !”.
 
Từ đó, ông Tùng bắt tay vào việc vận động xây trường học cho xã. Ông đề nghị Ủy ban xã cho phép xây trường học và được ủng hộ nhiệt tình. Ông Tùng tự nguyện hiến mảnh vườn nhỏ của mình do ông bà để lại xây trường học. Đất xây trường có rồi, còn kinh phí đâu mà xây dựng? Ông mất ăn, mất ngủ, âm thầm suy nghĩ, trăn trở tìm mọi cách. Nhân dân trong xã biết vậy, mỗi người xin đóng góp một ít cùng ông xây trường. Nhưng quê ông còn nghèo, số tiền quyên góp của bà con chẳng thấm vào đâu. Đã vậy, bà con chỉ quyên góp một lần, hai lần, chứ nhiều cũng ... khổ cho họ. Nghe vậy, ông về nhà đốn tre, chia thành ngàn ống, đưa đến từng hộ dân trong xã. Ông kêu gọi mọi người, mỗi tháng bỏ vào ống hai lon gạo. Chỉ hai lon thôi nhưng cũng đóng được vài bộ bàn ghế, vài cái bảng đen...
 
“Nhưng xã này còn nghèo quá, mà tiền xây dựng trường học bán từ gạo quyên góp thì như muôi bỏ biển. Đã góp phần xây dựng quê hương thì phải nghĩ ra nhiều chuyện, phải có nhiều tiền mới xây được trường” - Ông cười ...
 
Rồi ông bắt đầu đi ... xin. Lúc đầu, phạm vi của ông là những gia đình khá giả trong xã, trong huyện ... Dần dà, ông lên thành phố. Ông nhắm vào những người cùng làng, cùng xã nay làm ăn khấm khá ở các thành phố lớn, vậy mới có thể đủ tiền xây dựng trường. Chiếc xe đạp cọc cạch theo chân ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhiều người không hiểu, cười bảo ông làm chuyện bao đồng; cứ tỉnh, huyện rót kinh phí xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chứ đi xin kiểu ấy, vừa hành xác, vừa giống ... ăn mày. Nhưng ông Tùng quả quyết:
 
- Mình ăn mày mà đem lại cho lũ trẻ nơi học hành tử tế, có được cái chữ để giúp thân thì chẳng đáng gì!
 
Sau hai năm, bằng tấm lòng cùng sự chân thành, ông đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Không những ông xây được ngôi trường hai tầng khang trang mà còn sửa lại đường sá, cầu cống cho các bạn đến trường thuận tiện.
 
Nhìn bộ mặt của quê hương thay đổi, khuôn mặt ông Tùng càng thêm rạng rỡ. Tiếng đọc bài của các bạn vang lên hàng ngày làm ông Tùng mãn nguyện. Ông thấy mình như trẻ lại.
 
Việc làm tốt đẹp của ông Tùng đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đó là việc làm cao cả được mọi người khâm phục và kính trọng.

15 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

15 tháng 3 2018

Thanks bạn nhiều lắm !!!!!!!!!

23 tháng 12 2021

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.

Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

5 tháng 4 2022
Dài v má :^^^
10 tháng 4 2018

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Huyền con nhà cô Nga đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Huyền đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Huyền dừng lại:

- Huyền ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Huyền phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Huyền?

Huyền vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Huyền vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Huyền quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Huyền chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Hiên , mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Huyền ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở thôn Diệc. Qua đây, thấy nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Huyền lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Huyền trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến thôn Diệc, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Huyền - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình vào thành phố Hà Nội. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

1 tháng 9 2018

 Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

11 tháng 4 2018

My hometown has been attached to me since I was born until now, eleven years, a long time for me. It has become an integral part of my childhood. From the wings autumn golden yellow but the mature trees, to the green dike grassy grass, how many friends, how many relatives (slightly bored). And in my hometown river is still a place to impress me. most profound.

The river flows through my hometown a strip of silk cut across the blue shirt of the North Delta. Beautiful summer morning, the new bustling Red River.When the fishing boat sail fishing net white sail to clear the river. Song screams. Two shore, on the grass leaves still. Dew drops tiny beads of glitter. The river is gentle, so that people have enough time to look at it. It reflects the beard, the bushes and even the young birds singing in the pot. Summer sun in the deep and deep. The sky has risen as high as giving life to all species. Shining the sun glare down the river makes it shimmer gold. At noon, we again I called each other to bathe the river. The jumper dropped water to splash.

Love the river in my country, it is beautiful and fanciful how. River bring water to feed the fields for four lush. River bring the fish to feed the gentleman. Oh how the river hugging memories, the thirst of the little soul!


 

20 tháng 4 2018

bài này lm rồi mak

15 tháng 8 2018

- Mở bài:
+ Cứ vào dịp nghỉ hè mọi năm, gia đình em lại cùng nhau đi du lịch nhưng năm nay ba mẹ đã đưa em về quê chơi.
- Thân bài: (Cái này mình viết ý, còn bạn tự diễn đạt nhé.)
+ Chuẩn bị đồ đạc về quê như thế nào? (quần áo, bánh kẹo cho ông bà...)
+ Trên đường về quê ra sao? (thấy gì? như: thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, thấy cây đa sừng sững, thấy mái đình cổ kính...)
+ Về tới quê, ông bà đón gia đình như thế nào? (vui mừng đi ra cổng âu yếm hỏi thăm...)
+ Cảnh xung quanh ngôi nhà, bên trong nhà đồ đặc có gì khác ở thành phố? (giản dị, mộc mạc nhưng rất gọn gàng,ngăn nắp...)
+ Bữa cơm tại quê có ngon không ? (tuy đều là những món giản dị nhưng rất ngon chẳng hạn )
+ Nghỉ ngơi xong, buổi chiều đi dạo tình cờ quen được những bạn nhỏ ở quê rồi cùng họ đi chơi như thế nào ? (ra triền đê lộng gió, cùng chăn trâu, bắt châu chấu, thả diều...)
+ Những trò chơi ở quê có khiến bạn thích thú hơn ở thành phố không ?
+ Những ngày còn lại ở quê chơi có khiến bạn thấy muốn ở đó hơn nữa hay không ?
+ Trở về thành phố, tâm trạng bạn ra sao?
- Kết bài: 
+ Mong hè năm nào cũng được về quê chơi,...
Tuy là kể chuyện những cũng nên xen lẫn miêu tả về cảnh ở quê một chút để bài văn không sơ sài, khiến người đọc chán nản khi cứ lặp đi lặp lại.
Mong bạn có thể làm tốt bài tập của mình !