K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2016

Đã gần bảy năm kể từ ngày tôi cùng Tùng tay trong tay tung tăng bước vào lớp một. Thời gian trôi qua nhanh xoá nhòa bao kỉ niệm. Nhưng cũng thật tuyệt vời khi chính những năm tháng ấy lại khắc sâu thêm tình bạn của chúng tôi.

Tùng không phải là người bạn duy nhất của tôi nhưng cậu chính là người mà tôi thân thiết nhất. Tôi và Tùng cùng tuổi. Hai đưa chi hơn nhau mấy ngày sinh, nhà lại cùng chung dãy phố nên chúng tôi chơi với nhau từ khi bập bẹ lên một lên hai. Tùng thấp và đậm, dáng người cậu chắc khoẻ hơn cái dáng mành khảnh của tôi. Chẳng thế mà ở lớp cậu có thể chơi bóng từ đầu đến cuối trận mà còn dư sức hơn cả lũ bạn cùng lớp như tôi. Tùng có mái tóc và đôi mắt màu đen. Tôi có thể dám chắc rằng ỏ hai đặc điểm ấy, cậu thực sự là một bản sao của mẹ. Ngày xưa mái tóc và đôi mắt rất đen và đẹp của mẹ Tùng đã giúp bác đạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp.

Tuy nhiên, đôi mắt và mái tóc chưa phải là nét tiêu biểu nhất cùa Tùng. Gặp Tùng, ai cũng dễ nhận ra khuôn mặt của cậu toát lên vẻ thông minh. Tùng ăn nói hoạt bát và lanh lợi. Vầng trán của cậu khá cao nhưng thường được giấu kin đáo đằng sau hàng tóc rủ. Nhìn chung khuôn mặt của Tùng rất dễ tạo ra cho chúng ta thiện cảm và rất dễ gần.

Tùng học giỏi nhất lớp nhưng không bao giờ tự kiêu. Cậu đơn giản và gần gũi với bạn bè ngay từ cách ăn mặc và sinh hoạt. Gia đình Tùng có điều kiện nhưng những bộ quần áo mà cậu mặc đến lớp hàng ngày hoặc mặc vào một dịp đi chơi nào đó bao giờ cũng rất giản dị. Cách ăn vận ấy khiến chúng tôi rất nể phục Tùng. Thế nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất ở cậu học trò mẫu mực này chính là vẻ đẹp trong lối sống. Tùng hòa nhã gần gũi với bạn bè. Tùng lễ phép, tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo hay những người lớn tuổi, ở trong lớp, cậu rất biết nhún nhường. Tùng lại hay giúp đỡ những bạn học yếu hơn nên cả lớp ai cũng quý và thân thiết với cậu.

Ngần ấy năm học trôi qua, tình bạn của tôi và Tùng càng ngày càng sâu sắc. Mỗi buổi sáng hai dứa cùng cắp sách tới ưường, cùng học, cùng chơi lại cùng về trên con đường cũ. Buổi chiêu hai đứa lại dành thời gian cùng học nhóm, ở với Tùng tôi cũng học được bao điều quý giá. Vẫn biết không được trời phú cho cái tư chất như Tùng nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi một người bạn tốt. Có Tùng tôi tự tin học tập và san sẻ. Và ngược lại lúc nào Tùng cũng chia sẻ với tôi.

Người xưa từng nói: Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn. Và nếu trên đời này không còn tình bạn thì cuộc sống hẳn sẽ buồn tẻ và nhàm nhạt biết nhường nào. Tôi không định nghĩa được tình bạn nhưng kể từ ngày thân thiết với Tùng, tôi hiểu rất rõ, tình bạn là một thứ gì đó đáng trọng, thiêng liêng và cao quý vô cùng.

9 tháng 9 2016

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:

“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.

Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.

Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.

28 tháng 7 2021

Tham khảo !

Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.

Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :

- Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ? Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé!

Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi:

- Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm! Cháu ngoan quá!

Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng:

- Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà!

Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.

Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt. Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà.

Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.

Sau hôm đó, tôi vẫn thường hay đến nơi đã gặp được bà cụ để hỏi thăm tình hình của bà. Nhưng tôi đã không gặp lại bà nữa. Nghe cô chú xung quanh đấy nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.

28 tháng 7 2021

Chỉ cần đoạn văn thế này thôi:

Cuối tuần này, bố mẹ đã đưa em về quê thăm ông bà ngoại. Sau đó, em còn được ở lại chơi với ông và thêm vài ngày vì bây giờ đã là nghỉ hè. Buổi sáng hôm đó, ông em đang tưới cây trong vườn. Em nhìn thấy liền chạy đến giúp ông tưới cây. Ông còn kể cho em nghe về các loại cây trong vườn. Đến trưa, khi bà em đang nấu cơm. Em cũng xung phong được vào bếp giúp bà. Nhưng em chỉ giúp được những việc đơn giản như nhặt rau, rửa hoa quả… Buổi trưa hôm đó, em đã có một bữa cơm rất ngon miệng. Em cảm thấy rất vui khi được về quê thăm ông bà.

23 tháng 3 2022

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

- Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:

- Gì thế nhóc?

Em đáp:

- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Đấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.

Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

24 tháng 3 2022

TSP

Trong một lần sinh hoạt lớp vào thứ 6 hôm đó là cuối tháng nên em đưa ra ý kiến mỗi người đưa ra một chủ đề làm việc tốt. Sau đó cả lớp thảo luận chọn ra một đề tài để cả lớp thực hiện. Và chúng em đã chọn đề tài nhặt rác ở công viên gần trường vào ngày chủ nhật. Đề tài này được cô giáo rất là tán thành và cùng chúng em làm.

Chủ nhật ngày hôm đó đúng 8h sáng chúng em có mặt đầy đủ ở công viên cùng cô giáo chủ nhiệm. Sau đó chúng em cầm túi tải hoặc túi nilong to để nhặt những cái rác thải mà mọi người vứt linh tinh. Cứ như vậy bọn em làm làm xuang quanh công viên đến tận 11h trưa cuối cùng công việc cũng xong lúc này nhìn công viên trở nên xanh sạch đẹp hơn.

Mọi người đi qua ai cũng trầm trồ nghen tụi em bọn em thấy rất vui nên làm việc không thấy mệt mọi. Sau đó có một chị là nhà báo hôm đó cũng ra công viên đi dạo và nhìn thấy hành động có ích của chúng em chị ấy đã chụp ảnh và viết thành một bài báo rất hay và ý nghĩa.

HT

15 tháng 3 2020

- Bạn kham khảo câu hỏi của bạn Huỳnh Ngọc Ngân  !

 Chúc bạn học tốt !

29 tháng 3 2020

cần gấp thì tự đi mà tra trên mạng

21 tháng 11 2021

 

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng

29 tháng 8 2016

1)

MB:

Sau những ngày nghỉ hè xa cách chúng con rát háo hức với buổi gặp mặt lớp đàu năm học chuản bị cho buổi khai giảng.Vừa dén trường chúng con đã vội vàng yimf nhau đẻ kể cho nhau nghe về kỉ nghỉ hè của mình và còn đẻ nói chuyện vì nhớ nhau qua!Chính vì quá say mê''buôn''chuyện như thế mà cúng con đã gây ra một cau chuyện buồn cười trong trường:nhận nhàm lớp học

 

29 tháng 8 2016

A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ). 

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất;  đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.