K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2021

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

15 tháng 7 2021

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới. Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức. Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

5 tháng 12 2018

Lễ Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch - một trong những tháng đẹp nhất của năm ở Tây Nguyên. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...

1 tháng 11 2021

Halloween là một lễ kỷ niệm vào ngày 31 Tháng Mười. Những màu sắc phổ biến nhất trong ngày là màu cam và đen. Halloween đến từ các lễ hội Cel cổ xưa Samhain. The Celts cổ xưa tin rằng vào ngày 31 Tháng 10, nay là Halloween, ranh giới giữa sự sống và cái chết là không rõ ràng, và kẻ chết trở nên nguy hiểm cho cuộc sống bằng cách gây ra các vấn đề như bệnh tật hoặc cây bị hư hỏng. Ngày Halloween, người Celt cổ đại sẽ đặt một bộ xương của cửa sổ của họ đại diện cho những người chết. Tin tưởng rằng người đứng đầu là phần mạnh nhất của cơ thể, có chứa tinh thần và kiến ​​thức, người Celt sử dụng các "đầu" của thực vật để trang trí ngôi nhà của họ. Vào ngày này người ta thường mặc quần áo kỳ lạ như những nhân vật trong tiểu thuyết khủng khiếp hoặc phim để dọa người khác. Mọi người thường thích ăn mặc như con ma, bộ xương, hoặc phù thủy. Bây giờ Halloween là một ngày lễ chính thức ở hầu hết các nước châu Âu.

1 tháng 11 2021

Halloween được tổ chức ở một số quốc gia vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm để tưởng nhớ các vị Thánh (hallows) và những người đã khuất. Các hoạt động Halloween bao gồm khắc bí ngô, kể những câu chuyện rùng rợn và xem phim kinh dị. Hoạt động phổ biến nhất trong Halloween là khi bọn trẻ đi chơi (Trick or Treat) và tổ chức tiệc hóa trang. Trong hoạt động này, các bạn nhỏ sẽ mặc nhiều trang phục khác nhau. Sau đó, họ đi từng nhà gõ cửa những người trong khu phố. Các gia đình đã chuẩn bị rất nhiều đồ ngọt, bánh kẹo để chia cho chúng. Ngoài ra, trẻ sẽ gõ cửa và nói “Trick or Treat”. Khi bọn trẻ nhận được một viên kẹo hoặc một món đồ ngọt, chúng sẽ rất vui. Mặt khác, nếu không nhận được gì, chúng sẽ bày ra một số chiêu trò.

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

23 tháng 12 2021

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

16 tháng 9 2018

Bn ơi, Không có cái chuyên kể chuyện cổ tích 3- 5 câu đâu nhé.

và bn ơi cho mk hởi hiệp sĩ dế mèn là ai???

Hiệp sĩ Dế Mèn là Dế Mèn bênh vực kẻ yếu à

29 tháng 5 2021

bạn tham khảo nhé!

“Nhà em có bác hang xóm tên là Trịnh Minh Tuấn, lần nào em sang chơi bác cũng cho em đồ ăn. Bác năm nay cũng phải đến hơn 40 tuổi rồi. Bác có nước da màu nâu của da trâu. Bác hay bảo em “ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới thấy đẹp”.

Mắt bác to, tròn lấp lánh như hòn bi ve. Mái tóc của bác lúc nào cũng dựng ngược lên như bàn chải đánh giày. Tối nào bác cũng cởi trần ra ban công ngồi rít thuốc lào rồi thở ra khói như Tôn Ngộ Không.

Chỉ cần nghe tiếng rít thuốc lào là em biết bác vừa ăn cơm xong. Bác rất chiều vợ, lúc nào cũng nấu cơm, dọn nhà cho bác gái chứ không lười như bố em chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc gì. Bác cũng không bao giờ quát mắng vợ mà toàn bị vợ quát lại.

Em thấy bác hay dạy anh Bin, con trai bác là phải gọn gàng, sạch sẽ nhưng có hôm sang chơi em lại thấy bác lấy dỉ mũi bôi lên tường, có hôm bác còn lấy khăn lau bàn để lau cốc uống trà. Bác làm nghề xe ôm. Em rất yêu quý bác”.

29 tháng 5 2021
Bài văn này buồn cười nhỉ 😂😂😊😊
11 tháng 7 2018

VD: Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người thông minh, dũng cảm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là tấm gương sáng để chúng em noi theo.

16 tháng 5 2022

win

22 tháng 12 2022

Bạn tk

Mùa thu luôn luôn là mùa được các nhà thơ ưu ái chọn để sáng tác ra những bài thơ hay làm xao xuyến lòng người. Mùa thu cũng là mùa làm cho tâm trạng của em như bồi hồi, lay động.

Đúng như vậy. Mùa thu có lẽ là mùa làm con người ta buồn. Nhưng đôi khi ta lại cần một khoảng lặng để nhìn lại những gì mà một phần cuộc sống đã đi qua. Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy và kết thúc vào tháng chín. Lúc ấy, tiết trời đã sang thu và thay đổi hẳn. Mặt trời không còn những tia nắng chói chang, rực lửa như mùa hè kia nữa mà thay vào đó là một không khí mát mẻ hẳn lên. Những tia nắng nhẹ len qua những kẽ lá, những cơn gió heo may thổi mát lạnh làm tung mái tóc ai. Bầu trời cao và trong xanh hơn, còn đám mây thì cứ thế trôi bồng bềnh đi đâu ta không hề biết trước. Mùa thu là mùa của gió heo may, của những làn sương mù và không khí se se lạnh làm ta phải khép nép trong chiếc áo cánh mỏng. Cái đặc biệt nhất của mùa thu chính là sự thay đổi của thiên nhiên. Cây cối khắp mọi nơi bắt đầu rụng lá. Trên cành cây chỉ còn cái màu vàng đặc trưng phủ khắp không gian. Những chiếc lá vàng rồi dần chuyển sang đỏ sau đó cứ thế men theo chiều gió mà rơi rụng xuống đất. Mặt đất phủ đầy xác lá rơi làm cho ta cảm nhận mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Thỉnh thoảng chỉ cần một làn gió thổi nhẹ là lá cây lại trút xuống trong vô thức. Mùa thu mặt hồ tĩnh lặng, không một làn sóng. Những con chim cũng bay đi phương trời nào làm cho cảnh vật có vẻ ảm đạm. Nhưng rồi mùa thu sẽ qua và cây cối khi sang xuân sẽ lại đâm chồi nảy lộc khoác cho mình bộ áo mới. Em thích mùa thu vì là mùa của trăng tròn tháng 8, mùa của những trái bưởi chín mọng và của những đêm rằm phá cỗ. Mùa thu thật buồn mà cũng thật vui.

22 tháng 12 2022

THAM KHẢO : mik gộp 2 bài lại với nhau nên chọn ý ra rồi

Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em yêu nhất mùa thu. Mùa thu có Tết Trung thu với ông trăng tròn và chị Hằng xinh đẹp. Mùa thu với hương hoa sữa tràn ngập. Lại thêm làn gió mát đưa hương hoa ủ ấp trong từng nếp áo của người qua đường. Mùa thu còn có vị ngọt giòn của trái hồng chín, vị chua giôn giốt của trái ưởi tròn treo lơ lửng như những đứa con đầu tròn trọc lốc của bà mẹ cây . Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là nắng thu. Nắng vàng tươi rực rỡ. Chúng nhuộm những chiếc lá bàng thành một màu quyến rũ. Nắng tràn ngập khắp nơi, nắng xao động theo bước chân em tới trường. Mùa thu đẹp thật.Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy đến tháng 9 trong năm. Mùa thu thời tiết rất mát mẻ, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Mùa thu là mùa tựu trường của tất cả các bạn học sinh sau một thời gian dài nghỉ hè. Mùa thu trẻ nhỏ được vui rước đèn đón tết trung thu và múa sư tử. Em rất yêu thích mùa thu.