K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016

An Nam tứ đại khí là bốn kì quân,công trình nghệ thuật nổi tiếng của thời Lý‐Trần trong đó có tháp Báo Thiên và Chuông Quy Điền

Tháp Báo Thiên: được xây vào năm 1057. Tháp cao khoảng 70m, nằm trong khuân viên của chùa Sùng khánh, phường Báo Thiên nên gọi là tháp Báo Thiên

Chuông Quy Điền: được xây dựng vào tháng hai 1080, để đúc được cái chuông này vua đã phải sử dụng hơn 7,3 tấn đồng nhưng khi đức xong lại không sử dụng được nên vua đã sai người mang ra khu ruộng sau chùa. nghe nói vì khu ruộng thấp trũng, có nhiều rùa đến ở nên đã gọi chuông đó là Quy Điền.

ngắn gọn thôi......

15 tháng 12 2016

- tả về công trình Chùa một cột :

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.

4 tháng 11 2016

Mình tả chùa một cột nha!

Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thảng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Nói đến chùa Một Cột ngoài ý nghĩa tâm linh ta thì ta không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen), ta quen gọi là chùa Một Cột. Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.

Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ, trông tựa bông sen nở, lại có chức năng ăn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn mầu vàng. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài hoa sen). Tượng Phật Quan Âm cũng ngồi trên 1 bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng.

Từ mặt sân chùa lên tới sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước lên 13 bậc, bậc rộng 1,4m, hai bên có thành tường xây gạch. Điểm đặc biệt là ở mặt tường bên trái có gắn bia đá rộng 30cm, dài 40cm. Đó là bia được viết vào đời Cảnh Trị III đời vua Lê Huyền Tông (1665) do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi.

Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:

Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.

Tạm dịch:

Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục,
Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.

Trải qua bao nhiêu triều đại được các bậc đế vương và quan lại nâng niu chăm sóc, trùng tu tôn tạo, ngày 28-4-1962 Bộ Văn hóa đã xếp hạng là “Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.

Ngày 4-5-2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10-10-2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn Hóa – Thương mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.

Có thể nói, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.

17 tháng 10 2016

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

14 tháng 10 2016

Mik sẽ miêu tả Tháp Thạt Luổng

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết... và là biểu tượng của quốc gia Lào.

“Tháp ngọc trên thế giới”

   Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi nhà vua dời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn. Thạt được đặt tên là “Cheđiloka Chulamạni” có nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phrạ Thạt Luổng để mô tả sự vĩ đại, to lớn của ngôi tháp. Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, gợi cảm, và thanh nhã với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.

14 tháng 10 2016

Nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn, cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Bắc Lào đến nay vẫn là thách thức với giới khảo cổ Lào và quốc tế. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào.Cách đồng Chum ước tính có khoảng 1.969 chiếc chum, nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng, chiếc lớn nhất được tìm thấy cao 3m, chiếc nặng nhất tới 14 tấn, còn phần lớn cao chừng 1 đến 2m. Hiện mới chỉ có ba điểm được đưa vào khai thác du lịch gồm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Các khu vực còn lại hiện chưa đưa vào phục vụ du lịch do còn nhiều bom mìn chưa được rà phá triệt để.Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ, những chiếc chum như những quân cờ lổm nhổm thật kỳ thú. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không điển hình. Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa... Chạm tay vào những khối đá sần sùi, "mốc" xanh thời gian đang nằm yên lặng trên nền đất, người ta mơ hồ cảm nhận những bí ẩn lịch sử to lớn chứa đựng bên trong.

21 tháng 10 2016

Sự hoàn hảo về cấu trúc, sự cân đối và hài hòa về tỷ lệ của các ngôi đền, tháp cũng như các bức điêu khắc của Ăng-co làm cho công trình này được coi là một trong những đền đài tinh xảo nhất thế giới. Các ngọn tháp Ăng-co đã trở thành biểu tượng của đất nước Cam-pu-chia xinh đẹp. Năm 1992, quần thể Ăng-co được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ăng-co Vát được xây dựng vào khoảng năm thứ 5 TrCN. Công trình do vua Su-ry-a-va-man II xây dựng trong vòng 30 năm để làm lăng của mình. Ăng-co Vát được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện hồi cuối thế kỷ XVI, đến năm 1860 mới được nhà sưu tầm thực vật người Pháp Hen-ri Mou-hut tìm thấy và ghi chép cẩn thận. Cuối thế kỷ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp mới đến Ăng-co Vát và năm 1907, người Thái lần đầu tiên tổ chức du lịch đến đây.

Bao quanh Ăng-co Vát là một con sông đào thơ mộng, một con đường rộng, dài tít tắp dẫn đến cổng vào. Công trình này gồm các phiến đá xếp liền nhau, tương tự như việc xây dựng Kim tự tháp Ai Cập. Giá trị nhất và cũng là điều vĩ đại nhất trong Ăng-co Vát là những điêu khắc trên bức tường đá dài khoảng 2km. Những điêu khắc này mô tả vẻ đẹp lý tưởng, hoàn mĩ của người phụ nữ Khơme trong những dáng điệu khác nhau của vũ điệu Áp-sa-ra. Khát vọng sống, khát vọng tình yêu, vẻ đẹp phồn thực in dấu ấn trên những vũ công Áp-sa-ra.

Tháp trung tâm của Ăng-co Vát cao 213m. Độ cao của tháp này cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng cùng thời. Bên dưới các tòa tháp lớn là các đường hành lang dài hun hút, mát lạnh với các khối phù điêu sống động làm cho đá như mềm ra và thấm đẫm linh hồn.

So với Ăng-co Vát, Ăng-co Thom bị đổ nát khá nhiều. Tuy nhiên, nơi đây còn sót lại những ngôi đền có kiến trúc cực kỳ độc đáo mà tiêu biểu là đền Bay-on. Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo, mỗi tháp bao gồm 4 mặt người bằng đá khổng lồ với nụ cười bí hiểm được chạm khắc tinh xảo.

Ngôi đền Ta Prom với những bộ rễ cây tùng bao phủ lên tường thành cổ kính trông như những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ. Nơi đây đã được Hô-li-út chọn làm bối cảnh phim “Bí mật ngôi mộ cổ”.

25 tháng 10 2016

good.................. ha ha ha banh

12 tháng 11 2021

 Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh........

đền Kim Liên nhé 

Theo người dân sống lâu năm gần Đình Kim Liên: Sau phần lễ, các dòng họ lần lượt dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội. Đã từng có những mâm cỗ 7 tầng chất ngất, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của mối giao hoà giữa con người và trời đất, có những mâm cỗ “khắc” ông Lã Vọng áo tơi nón lá ngồi câu cá bên bờ ao mà tất cả chỉ bằng xôi và gà… Để làm được mâm cỗ ấy, người ta phải cầu kỳ chuẩn bị cả tháng trời. Tiếp sau đó là lễ rước với 4 kiệu: kiệu long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng, người dân theo địa phận của làng đi từ phố Kim Hoa đến Đào Duy Anh rồi trở về đình Kim Liên tạo nên một hình ảnh rất đẹp.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân không chỉ khu vực gần Đình Kim Liên mà còn là nhân dân Thủ đô tới tham dự. Lễ hội còn có nhiều trò chơi truyền thống như: chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… Việc tổ chức những trò chơi như thế này đã góp phần quảng bá thêm về lễ hội Đình – Đền Kim Liên, cũng như bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Với kiến trúc độc đáo và lễ hội đầy màu sắc, có thể nói, cùng với thần Bạch Mã ở đền Bạch Mã, thần Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, thần Linh Lang ở đền Thủ Lệ đã họp thành “Thăng Long tứ trấn” – nổi tiếng của trấn phía Nam Kinh thành Thăng Long xưa.

2 tháng 1 2022
Điêu khắc, đúc tượngLá đề chạm rồng thời , khai quật tại chùa Phật Tích.Tượng Uyên ương bằng đất nung gắn trên ngói.Tượng sư tử chùa Bà Tấm (phiên bản của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)  
20 tháng 10 2016

.......................................................................................................

đại Việt - thăng long                          VN-hà Nội

Ăngco- ăngco                                    Campuchia- phnôm pênh

Lan Xang- Luông Phơ Phăng          Lào- Viêng chăn

Su  khô thay- A út thay a                   thái lan- băng cốc

Gia va- Mô giô pa hít                       Inđônêxia-

.......................................................................................................

 

 

 

31 tháng 10 2016

hình như bạn nhầm đề r

30 tháng 10 2016

Bn vào câu hỏi tương tự nhé.......mik có trả lời rồi đấy..........

12 tháng 10 2017

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 401 km2, tương đương với 40.000 ha nằm trong các khu rừng, Angkor là công viên khảo cổ học, thủ đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể này bao gồm các đền đài nổi tiếng như Angkor WatAngkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí và họa tiết điêu khắc. UNESCO đã thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ Angkor và môi trường xung quanh, một địa danh mang tính biểu tượng này. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.