K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Các tôn giáo lớn có mặt ở Đông Nam Á:
--> Phật giáo.
--> Ấn Độ giáo.
--> Hồi giáo.
--> Thiên Chúa giáo.
--> Nho giáo.
+ Lý do nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở Đông Nam Á:
--> Đông Nam Á nằm trên tuyến giao thương hàng hải quan trọng, thuận lợi cho giao lưu văn hóa và tôn giáo.
--> Đông Nam Á từng chịu ảnh hưởng của các đế chế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, do đó các tôn giáo của những đế chế này cũng được truyền bá vào khu vực.
--> Các quốc gia Đông Nam Á có truyền thống cởi mở, tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới, bao gồm cả tôn giáo.
--> Người dân Đông Nam Á có nhu cầu tâm linh cao, do đó các tôn giáo đáp ứng được nhu cầu này dễ dàng được tiếp nhận.
+ Tính đa dạng trong thống nhất của văn minh Đông Nam Á được thể hiện:
--> Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo lớn, mỗi tôn giáo mang đến những giá trị văn hóa riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa khu vực.
--> Đông Nam Á có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi nhóm ngôn ngữ mang theo những nét văn hóa riêng biệt.
--> Mỗi quốc gia Đông Nam Á có những phong tục tập quán riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa khu vực.
--> Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong phong cách kiến trúc.

20 tháng 3

+ Các tôn giáo lớn có mặt ở Đông Nam Á:
--> Phật giáo.
--> Ấn Độ giáo.
--> Hồi giáo.
--> Thiên Chúa giáo.
--> Nho giáo.
+ Lý do nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở Đông Nam Á:
--> Đông Nam Á nằm trên tuyến giao thương hàng hải quan trọng, thuận lợi cho giao lưu văn hóa và tôn giáo.
--> Đông Nam Á từng chịu ảnh hưởng của các đế chế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, do đó các tôn giáo của những đế chế này cũng được truyền bá vào khu vực.
--> Các quốc gia Đông Nam Á có truyền thống cởi mở, tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới, bao gồm cả tôn giáo.
--> Người dân Đông Nam Á có nhu cầu tâm linh cao, do đó các tôn giáo đáp ứng được nhu cầu này dễ dàng được tiếp nhận.
+ Tính đa dạng trong thống nhất của văn minh Đông Nam Á được thể hiện:
--> Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo lớn, mỗi tôn giáo mang đến những giá trị văn hóa riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa khu vực.
--> Đông Nam Á có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi nhóm ngôn ngữ mang theo những nét văn hóa riêng biệt.
--> Mỗi quốc gia Đông Nam Á có những phong tục tập quán riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa khu vực.
--> Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong phong cách kiến trúc.

Câu 22: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây    A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.    C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.   D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.   Câu 23: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học    A. Ấn Độ.            B. Nhật Bản.         C. Trung Quốc.     D....
Đọc tiếp

Câu 22: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây

    A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp.

B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.

    C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.  

D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.  

Câu 23: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học

    A. Ấn Độ.            B. Nhật Bản.         C. Trung Quốc.     D. phương Tây.

Câu 24: Thành tựu nổi bật của nền văn minh Đông Nam Á giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII đó là

    A. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo.     

B. sự du nhập của văn hóa phương Tây.

    C. sự ra đời và bước đầu phát triển của nhà nước.

D. văn học đạt nhiều thành tựu to lớn.

Câu 25: Tác phẩm văn học viết nào của Việt Nam thời phong kiến còn được lưu giữ đến ngày nay?

    A. Kim Vân Kiều.                             B. Đẻ đất, đẻ nước.        

C. Ra-ma-ya-na.                                  D. Truyện Kiều.

Câu 26: Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là

    A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp.

    B. cầu sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa.

    C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông.

    D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét.

Câu 27: Ngày nay ở Đông Nam Á, quốc gia nào được xem là quốc gia Hồi giáo lớn nhất?

    A. Ma-lai-xi-a.     B. In-đô-nê-xi-a.   C. Phi-lip-pin.       D. Mi-an-ma.

Câu 28:                                            “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

    Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào?

    A. Phật giáo.                                    B. Tín ngưỡng thờ thần. 

    C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.                  D. Hin-đu giáo.

Câu 29: Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên được tổ chức nhằm

    A. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á.

    B. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại.

    C. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển.

    D. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới.

Câu 30: Ý nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa của nhân loại hiện nay?

    A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

    B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.

    C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc.

    D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.

 

 

 

1
7 tháng 5 2023

22a 23c 24c 25d 26a 27b 28c 29a 39c

12 tháng 10 2023

- Những tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Những tôn giáo này có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của cư dân Đông Nam Á, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Ví dụ: Phật giáo tiểu thừa là quốc giáo ở Thái Lan; Hồi giáo là quốc giáo ở In-đô-nê-xi-a…

14 tháng 11 2021

tham khảo

1 -Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

 

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

 

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

 

 

5 tháng 1 2021

1.Văn học Ấn độ.

2.Ấn Độ giáo, Phật giáo

 

12 tháng 10 2023

- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn:

+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Ở thời cổ - trung đại, văn minh Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tín ngưỡng – tôn giáo; văn tự - văn học; kiến trúc – điêu khắc

22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

12 tháng 10 2023

loading...

12 tháng 4 2017

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII :

-Chính trị :

+ Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện. Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ. Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua - Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co... giúp hợp nhất vương quyển và thần quyền của vua... Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực : Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

— Kinh tế :

+ Kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công... nhiều nước đã tiến hình xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu...

+ Phát triển hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

+ Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị... cho thị trường quốc tế.

-Thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật :

+ Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

+ Cư dân Đông Nam Á đã để lại những thành tựu chữ viết, văn học, nghệ thuật, các cồng trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc... như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào,

Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay, Hoàng thành Thăng Long...