K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

về hòa bình thì mới ra 

15 tháng 10 2018

1. Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác. Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:

- Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!   

2. Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:

- Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.

Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.

Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đối chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam.

Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hòng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết lần lượt ra đời.

Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.

Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tốn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói:

Tôi muốn làm ánh đuốc le lói trong đêm đen để tể cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể "ra lời", và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.

Bị vây trong một tình thế:
Sống mình không thể nói
Chị tin tưởng:
Chết mới được ra lời
Chị đã dũng cảm:
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết

Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên cho đất nước Việt Nam.

Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.

Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách "ra lời" bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang đọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.

Tham khảo nhé bạn ^^

7 tháng 10 2018

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Kể lại câu chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu mẫu 2

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

6 tháng 2 2019

Học sinh tự chọn chuyện để kể. Nếu không tìm được truyện mới ở sách hay người khác kể thì có thể kể các truyện:

- Chim sơn ca và bông cúc trắng, Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai)

- Người đi săn và con vượn, Cóc kiện trời (Tiếng Việt 3, tập hai).

29 tháng 1 2017

Gợi ý:

1. Nội dung:

- Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược (như chuyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ em vừa học ở tuần 4.)

- Những câu chuyện về ước vọng hòa bình (như truyện Những con sếu bằng giấy em vừa học ở tuần 4).

- Những câu chuyện về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong hòa bình.

- Những câu chuyện về ý thức cảnh giác, các hoạt động đấu tranh bảo vệ cuộc sống hòa bình.

- Những câu chuyện về truyền thống yêu chuộng hòa bình, giữ quan hệ tốt với các nước láng giềng của dân tộc ta.

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em được nghe người thân kể.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý các câu chuyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5.

3. Cách kể chuyện

- Giới thiệu câu chuyện (đọc ở đâu hoặc nghe ai kể, tên câu chuyện là gì, câu chuyện nói về ai, về việc gì,…)

- Kể diễn biến câu chuyện, tập trung vào những tình tiết thể hiện ước vọng hòa bình, tinh thần chống chiến tranh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện đó.

4. Thảo luận

Cả lớp cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện tiêu biểu nhất.

11 tháng 12 2017

- Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược (như chuyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ em vừa học ở tuần 4.)

- Những câu chuyện về ước vọng hòa bình (như truyện Những con sếu bằng giấy em vừa học ở tuần 4).

- Những câu chuyện về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong hòa bình.

- Những câu chuyện về ý thức cảnh giác, các hoạt động đấu tranh bảo vệ cuộc sống hòa bình.

- Những câu chuyện về truyền thống yêu chuộng hòa bình, giữ quan hệ tốt với các nước láng giềng của dân tộc ta.

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em được nghe người thân kể.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý các câu chuyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5.

3. Cách kể chuyện

- Giới thiệu câu chuyện (đọc ở đâu hoặc nghe ai kể, tên câu chuyện là gì, câu chuyện nói về ai, về việc gì,…)

- Kể diễn biến câu chuyện, tập trung vào những tình tiết thể hiện ước vọng hòa bình, tinh thần chống chiến tranh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện đó.

4. Thảo luận

Cả lớp cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện tiêu biểu nhất.

24 tháng 2 2018

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày  nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu  Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.  Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm.  Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:      - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:  - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .                              Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,  Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi  Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát   Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh. 

 

24 tháng 2 2018

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như suối như người Việt nam Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày  nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu  Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.  Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm.  Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:      - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:  - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .                              Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,  Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi  Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát   Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

 

12 tháng 12 2017

Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Sự vụ đó ầm lên xóm trong, thôn ngoài. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói " Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương. !". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi , nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn.Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng".Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích , đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh Tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng , bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo : "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lầnđã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa.Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.

6 tháng 5 2020

tui 2k9 nhưng tui ko làm đâu hihi

27 tháng 11 2020
  

tui 2k10 ko biết

4 tháng 3 2018

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường. 

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.