K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

 

 

Vũ Như Tô

Hành động:

- Tin vào sự “quang minh chính đại” trong việc làm của mình, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm; vẫn nuôi hi vọng xây đài

- Khi hiểu ra sự thật, thể hiện sự tuyệt vọng, chấp nhận cái chết.

Lời thoại: “Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai?”.

- Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mê muội, ảo tưởng.

- Nhân cách cứng cỏi, sống tình nghĩa với những người tri kỉ như Đan Thiềm.

Hăm-lét

Hành động:

- Đấu tranh nội tâm (đấu tranh với nghịch cảnh)

- Giả điên, chấp nhận sự hiểu lầm của người yêu để tìm cho ra sự thật.

Lời thoại: “Sống hay không sống - đó là vấn đề”

- Can đảm đối mặt với bản thân và nghịch cảnh

- Coi trọng lương tri và sự thật.

Phéc-đi-năng

Hành động:

- Bảo vệ Luy-dơ đến cùng.

- Dùng lời nói và hành động quyết liệt chống trả những lời nói, hành động ngang trái của Tể tướng Phôn Van-te dù người đó là cha mình.

Lời thoại: “- Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?” hoặc: “Xin Chúa cao cả chứng giám cho tôi. Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến một thủ đoạn của loài ma quỷ.”

- Trân trọng, tin tưởng ở tình yêu, người yêu.

- Trọng danh dự, công bằng.

- Can đảm, mạnh mẽ chống trả cường quyền bạo ngược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Luy-dơ

Luy-dơ từ nhà thờ trở về, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng.

Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng.

Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cuộc không tốt.

Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng.

Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm.

Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Phéc-đi-năng

Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te.

Phéc-đi-năng lao đến che chở cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình.

Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá  nhục hình,…

Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và làm mọi cách bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”.

Van-te vẫn “cương quyết không chuyển”.

Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Lí giải sự khác biệt: Thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy, trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về 2 phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình.

- Nhận xét:

+ Để khắc họa tính cách, nhân vật kịch, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công.

+ Để miêu tả hành động kịch, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ kịch để miêu tả các hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật, tô đấm ự đối lập giữa 2 loại hành động này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

=> Lời người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật (đối thoại và độc thoại) được rõ nét hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

31 tháng 8 2023

- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

+ Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã làm sáng tỏ bối cảnh gặp mặt giữa Trương Chi và Mị Nương.

+ Chỉ dẫn “Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở” đã làm sáng tỏ hành động của Mị Nương, giúp cho tâm lý và tâm trạng nhân vật được thể hiện rõ ràng hơn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Chỉ dẫn "Ánh đè từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã miêu tả lại bối cảnh gặp mặt giưa Trương Chi và nhân vật Mị Nương.

Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó. Lời nói muốn ngăn cản, nhưng trong lọng lại rối ren. Và để biểu thị cho tâm lí nhân vật, chỉ dẫn đã đưa ra hành động của nhân vật là bưng mặt khóc nức nở.

31 tháng 8 2023

- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật là:

+ "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

+ Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

→ Chỉ dẫn "thản nhiên" ở nhân vật Vũ Như Tô đã thể hiện suy nghĩ, thái độ của nhân vật khi nghe tiếng quân reo dữ dội khi đòi giết mình.

+ "Đan Thiềm (thở hổn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

→ Chỉ dẫn “thở hổn hển” thể hiện rõ hành động mệt mỏi, khó thở của nhân vật Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn.

+ "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..."

→ Chỉ dẫn nằm trong ngoặc kép đã làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của các nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô: 

+ Động viên, khích lệ mọi người đi tiếp.

+ Không trách cứ mà vẫn yêu mọi người khi bị kết tội.

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.

+ Rừng giãn ra nhường lối.

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.

→ Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả, dũng cảm với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sóng họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: lý tưởng anh hùng, cứu Kiều, giúp Kiều đoàn tụ với gia đình.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thức, tự coi minh là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”.

+ Hành động: Tiến quân như vũ bão “trúc chẻ ngói tan”. Binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ: “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải xuất quân đánh đâu thắng đấy: “Đòi phen gió quét mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”

+ Kì tích: Từ đã có một giang sơn riêng, một cõi biên thuỳ riêng ngang nhiên thách thức: “Trước cờ ai dám tranh cường Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. 

=> Tính cách: Chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...

27 tháng 8 2023

Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.