K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại.

B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.

D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.

B. Biết rống vang rừng như Sói xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.

D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.

B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.

B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con.

D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

0
29 tháng 4 2023

Có nghĩa là phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.

Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ như :

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn

29 tháng 4 2023

Có nghĩa là phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.

Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ:

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn

NG
27 tháng 10 2023

Nhìn sâu vào mắt ngựa/.../"Một mai, bạn trở lại không?"

21 tháng 3 2022

A

21 tháng 3 2022

Hình như bài này có 1 bài đọc thì phải

Bài mẹ mèo mẹ và đại bàng Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc.   Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc...
Đọc tiếp

Bài mẹ mèo mẹ và đại bàng

 Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc.

   Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn.

  Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó.

   Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng.

 Qua câu chuyện, con có suy nghĩ gì về tình cảm của những người mẹ dành cho con của mình ?

0
NG
25 tháng 10 2023

a. Đoạn văn tả hoạt động tìm mồi và tránh chim săn mồi

b. Hoạt động của gà mẹ và gà con được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

- Gà mẹ: gọi con "túc, túc, túc"; bươi đất tìm mồi; kêu "tót"; la; chạy qua chạy lại; vừa la vừa nhìn.

- Gà con: xúm lại; chạy trốn; chui vào bụi cây; núp xuống bờ gò.

c. Tác giả dùng từ ngữ gợi tả tiếng kêu của gà mẹ vô cùng chân thực, sinh động.

Tuổi ngựa- Mẹ ơi, con tuổi gì?- Tuổi con là tuổi NgựaNgựa không yên một chỗTuổi con là tuổi đi…- Mẹ ơi con sẽ phiQua bao nhiêu ngọn gióGió xanh miền trung duGió hồng vùng đất đỏGió đen hút đại ngànMấp mô triền núi đá…Con mang về cho mẹNgọn gió của trăm miền…Ngựa con sẽ đi khắpTrên những cánh đồng hoaLóa màu trắng hoa mơTrang giấy nguyên chưa viếtCon làm sao ôm hếtMùi hoa huệ ngọt ngàoGió và nắng xôn...
Đọc tiếp

Tuổi ngựa

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi…
- Mẹ ơi con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá…

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền…

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngọt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại…

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

(Xuân Quỳnh)                                                         4 Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.                                                                  loading...      { không sao chép bài văn trên mạng}

1
5 tháng 9 2023

giúp mình với ạ!

23 tháng 4 2023

Em hãy gạch chân dưới trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Hôm sau, Ngựa Trắng lên đường cùng Đại Bàng. => trạng ngữ cho biết thời gian mà Ngựa Trắng và Đại Bàng lên đường

 Sa mạc cát

18 tháng 2 2022

Sa mạc cát 

Chú Đất NungTết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.   Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:- Cu Đất thật đoảng....
Đọc tiếp

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

   Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:

- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

   Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.

   Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.

   Ông Hòn Rấm cười bảo:

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

   Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ?

- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

   Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:

- Nào, nung thì nung!

   Từ đấy, chú thành Đất Nung.

(còn nữa)

Theo Nguyễn Kiên

Chú thích:

- Kị sĩ: lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa.

- Tía: tím đỏ như màu mận chín.

- Son: đỏ tươi.

- Đoảng: vụng về, chẳng được việc gì.

- Chái bếp: gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hồi nhà để làm bếp.

- Đống rấm: đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp.

- Hòn rấm: hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ.

1. Tên cậu bé là chủ của đám đồ chơi là gì?

 Cu Chắt
 Chú bé Đất
 Ông Hòn Rấm
 Nàng công chúa

2. Đâu không phải tên món đồ chơi của cu Chắt?

 Chàng kị sĩ
 Chú bé Đất
 Nàng công chúa
 Ông Hòn Rấm

3. Vì sao chàng kị sĩ phàn nàn khi chơi với cu Đất?

 Vì bị làm bẩn hết quần áo đẹp.
 Vì cu Đất còn nhỏ quá.
 Vì cu Đất hư quá, hay quấy chàng kị sĩ.
 Tất cả các ý trên

4. Chú bé Đất còn một mình, chú cảm thấy ra sao và đã làm gì?

 Nhớ cậu chủ, gọi cu Chắt ra chơi cùng.
 Nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng.
 Đi chơi với nàng công chúa.
 Tất cả các ý trên

5. Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

 Chú tìm được đường về nhà và đoàn tụ cùng gia đình.
 Chú gặp mưa, ngấm nước, tan chảy trở thành bùn đất.
 Chú đi đến chái bếp, gặp mưa, ngấm nước, chú bị rét.
 Tất cả các ý trên

6. Rét quá, chú chui vào bếp và nói chuyện với ai?

 Cu Chắt
 Nàng công chúa
 Chàng kị sĩ
 Ông Hòn Rấm

7. Vì sao chú bé Đất quyết định nhảy vào lửa trong bếp?

 Vì chú muốn sưởi cả người cho ấm, khô cong.
 Vì chú buồn, chỉ có một mình, không ai chơi với.
 Vì chú nghe lời khuyên của ông Hòn Rấm.
 Tất cả các ý trên

8. Chú bé Đất nhảy vào lửa trong bếp và trở thành gì?

 Tượng gốm
 Chú bé Nhút Nhát
 Chú bé Đất Nung
 Bùn đất khô khốc

1
30 tháng 12 2021

1.Cu Chắt

2.Ông Hòn Rấm

3.Vì bị làm bẩn hết quần áo đẹp

4.Nhớ quê,tìm đường ra cánh đồng

5.Chú đi đến chái bếp,gặp mưa,ngấm nước,chú bị rét

6.Ông Hòn Rấm

7.Vì chú muốn sưởi cả ngườ cho ấm,khô cong

8.Chú bé Đất Nung