K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2016

Soạn bài “em bé thông minh” – truyện cổ tíchI. VỀ THỂ LOẠI(Xem trong bài Sọ Dừa).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.2. Lời kể:Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.- Viên quan có giọng hống hách: “Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?”.- Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.- Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: “Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!”.3. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,…

26 tháng 2 2017
EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1*. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được. 2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước: - Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày). - Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con). - Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa). - Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc). 3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ. 4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời. Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài. Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu. Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên. 2. Lời kể: Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ. Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau. - Viên quan có giọng hống hách: "Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?". - Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động. - Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: "Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!". 3*. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.

Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,...
19 tháng 2 2016

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

"Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu)" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd).

Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

2. Tác giả

Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh.

Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962);Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992).

Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:

Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:

 

Lần thức dậy thứ nhất

Lần thức dậy thứ hai

- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác(Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).

Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ(Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng).

- Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).

Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.

4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

...

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.

- Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".

6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:

+ Vẻ mặt Bác trầm ngâm

+ Mái lều tranh xơ xác

+ Bác vẫn ngồi đinh ninh

+ Bóng Bác cao lồng lộng...

- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:

+ Anh đội viên mơ màng

+ Thổn thức cả nỗi lòng

+ Thầm thì anh hỏi nhỏ

+ Nhưng bụng vẫn bồn chồn

+ Anh hốt hoảng giật mình

+ Anh đội viên nằng nặc...

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1975 (NXB Tác phẩm mới, H., 1976). Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ: mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau; chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:

Anh đội viên thức dậy (đọc chậm)

Thấy trời khuya lắm rồi (đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau)

Mà sao Bác vẫn ngồi (đọc chậm)

Đêm nay Bác không ngủ (đọc chậm, xuống giọng)...

2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

Gợi ýĐây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như:

- Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.

- Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,…

- Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).

- Cảm nhận của anh về con người của Bác.

20 tháng 2 2016

. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.

- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.

- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.

- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.

2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắcxinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.

Lượm tự hào, bởi công việc của mình.

- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.

- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).

Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.

Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.

3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hoà. Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm uỷ viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm Uỷ viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và Xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách Văn học thiếu nhi.

Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Chỗ cây đa làng (truyện, 1964); Cái mai(truyện, 1967); Những chiếc áo ấm (truyện, 1970); Quê nội (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Tảng sáng (truyện, 1978), Vượn hú (truyện, 1993); Kinh tuyến vĩ tuyến (truyện, 1995);Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm(thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); Quả đỏ (thơ, 1980); ánh nắng sớm (thơ, 1993); Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Những chiếc áo ấm (kịch bản phim hoạt hình), Tuyển tập Võ Quảng (1998).

Ngoài ra, nhà văn còn viết một số bài nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, dịch và biên soạn viết bằng tiếng Pháp.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:

- Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".

- Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".

- Đoạn 3: Còn lại.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian. Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.

 Chẳng hạn:

- Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít";

- Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt;

- Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:

- Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng;

- Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật:

- Ngoại hình gân guốc, chắc khoẻ: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa;

- Động tác mạnh mẽ, dứt khoát: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc" rất mạnh, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại.

Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:

- Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc;

- Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.

4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:

- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

5. Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn:

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư  trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

2. Cách đọc

Khi đọc đoạn văn, cần nhấn giọng ở những chi tiết diễn tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ dọc chuyến đi, từ vùng đồng bằng vượt thác ghềnh qua vùng núi - mà trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người trong cuộc đối mặt với những thử thách của thiên nhiên.

3. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu ảt của mỗi nhà văn cũng vậy.

Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn.

Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hũng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng.    

10 tháng 2 2017

Nha:

VƯỢT THÁC (Võ Quảng) I. VỀ TÁC GIẢ Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hoà. Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm uỷ viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm Uỷ viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và Xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách Văn học thiếu nhi. Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Chỗ cây đa làng (truyện, 1964); Cái mai (truyện, 1967); Những chiếc áo ấm (truyện, 1970); Quê nội (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Tảng sáng (truyện, 1978), Vượn hú (truyện, 1993); Kinh tuyến vĩ tuyến(truyện, 1995); Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm (thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); Quả đỏ (thơ, 1980); ánh nắng sớm (thơ, 1993); Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Những chiếc áo ấm (kịch bản phim hoạt hình),Tuyển tập Võ Quảng (1998). Ngoài ra, nhà văn còn viết một số bài nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, dịch và biên soạn viết bằng tiếng Pháp.

Copyright ® [ http://wWw.SoanBai.Com ] II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian: - Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; - Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ; - Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ. Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau: - Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước". - Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò". - Đoạn 3: Còn lại. 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian. Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Chẳng hạn: - Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít"; - Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt; - Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. 3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố: - Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng; - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật: - Ngoại hình gân guốc, chắc khoẻ: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa; - Động tác mạnh mẽ, dứt khoát: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc" rất mạnh, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh: - Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc; - Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách. 4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh: - Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước. 5. Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 2. Cách đọc Khi đọc đoạn văn, cần nhấn giọng ở những chi tiết diễn tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ dọc chuyến đi, từ vùng đồng bằng vượt thác ghềnh qua vùng núi - mà trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người trong cuộc đối mặt với những thử thách của thiên nhiên. 3. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu ảt của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hũng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng. Tick cho mình nha. Thanhs nhìu thìu
19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Duy Khán (tên đầy đủ: Nguyễn Duy Khán) sinh năm 1934, mất năm 1993; nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo. Học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, rồi chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987).

Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm:Tuổi thơ im lặng.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

- Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói..., sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,...).

- Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt... khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn.

2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó... Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.

Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm - tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá... Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ:

Chị Diệp nhanh nhảu:

- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...

Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian.

Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện...

4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

2. Cách đọc

Tác giả vừa kể xen lẫn miêu tả. Cần đọc chậm, thể hiện sự quan sát ngộ nghĩnh và cách miêu tả sinh động tập tính của các loài chim.

3. Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.

Gợi ý: cần triển khái các ý sau.

- Loài chim mà em định miêu tả là gì?

- Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?

- Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.

- Thói quen của loài chim ấy là gì?

- Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?

19 tháng 2 2016

LAO XAO

Duy Khán

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Duy Khán (tên đầy đủ: Nguyễn Duy Khán) sinh năm 1934, mất năm 1993; nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo. Học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, rồi chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987).

Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm:Tuổi thơ im lặng.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

- Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói..., sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,...).

- Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt... khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn.

2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sauđó trở lại kể về môi trường sống của nó... Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.

Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm - tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá... Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ:

Chị Diệp nhanh nhảu:

- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...

Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian.

Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện...

4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

2. Cách đọc

Tác giả vừa kể xen lẫn miêu tả. Cần đọc chậm, thể hiện sự quan sát ngộ nghĩnh và cách miêu tả sinh động tập tính của các loài chim.

3. Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.

Gợi ý: cần triển khái các ý sau.

- Loài chim mà em định miêu tả là gì?

- Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?

- Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.

- Thói quen của loài chim ấy là gì?

- Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?

12 tháng 3 2017
LƯỢM (Tố Hữu) I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm. Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. - Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế. - Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc. - Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước. 2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp. Lượm tự hào, bởi công việc của mình. - Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang. - Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà). Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến. Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc. 3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo? Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục. Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm. 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động. 5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử. 3. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
23 tháng 4 2017

Câu 1: Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Trà lời:

Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2: Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Trả lời:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).

* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Trá lời:

Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề ‘Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?

Nhưng rồi:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế Lượm ơi ...

Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

- Thôi rồi, Lượtn ơi!

Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.

- Lượm ơi, còn không?

Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.

Câu 4: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Trả lời:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5: “Lượm cà, còn khôngT', câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. VI sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Trả lời:

Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời(truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo(truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ýKhi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).

- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo).

- Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên có gì đổi khác?

20 tháng 2 2016

c hok sry

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

I-li-a Ê-ren-bua (1891-1967) là nhà văn ưu tú, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô, sinh tại thành phố Ki-ép, trong một gia đình Do Thái, cha là viên chức. Ông từng học tại Trường trung học số 1 ở Mát-xcơ-va. Thời kì cách mạng 1905-1907, cậu học sinh I.Ê-ren-bua tham gia tổ chức bí mật của Đảng bôn-sê-vích. 1908, bị bắt, bị chính quyền Nga hoàng kết án và buộc phải sang nước Pháp sống cuộc đời lưu vong. 1910, cho xuất bản tại Pa-ri một số tuyển tập thơ...; từ đó đến 1916 tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ. Thơ thời kì này vang lên âm hưởng phê phán xã hội châu Âu, phê phán chiến tranh đế quốc, chờ mong sự sụp đổ của thế giới cũ. Từ 1915 đến 1917, làm phóng viên và viết kí sự về chiến tranh cho hai tờ báo Nga ở Mát-xcơ-va và Pê-tơ-rô-grát. 1917, trở về nước Nga, nhưng lúc đầu ông không nhận thức được chân lí của Cách mạng tháng Mười... Mùa xuân 1921, I.Ê-ren-bua đi ra nước ngoài và viết tiểu thuyết châm biếm - triết lí Những cuộc hành trình kì lạ của Khu-li-ô Khu-ren-nhi-tô và những học trò của ông (1922) tỏ rõ thái độ phê phán và phủ định đối với xã hội châu Âu và chiến tranh đế quốc, đã được Lê-nin đánh giá tốt. Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 20 và đầu những năm 30 (thế kỉ XX) mới là thời kì chuyển biến của nhà văn về quan điểm triết học và nghệ thuật. Đó cũng là kết quả của việc ông tích cực thâm nhập vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết. Trong thời gian cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, I.Ê-ren-bua nổi tiếng với hàng nghìn bài báo và chính luận ngợi ca chủ nghĩa yêu nước Xô viết, nâng cao lòng căm thù chủ nghĩa phát xít, khẳng định niềm tin đối với tháng lợi của lực lượng chính nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Những năm Đại chiến II, tiểu thuyết Làn sóng thứ chín và truyện vừa Tuyết tan của I.Ê-ren-bua gây nên những cuộc tranh luận gay gắt.

I.Ê-ren-bua đã được nhận: Giải thưởng quốc gia 1942 với tiểu thuyết Pa-ri sụp đổ (1941); Giải thưởng Quốc gia 1948 với tiểu thuyết Bão táp (1946-1947); Giải thưởng Lênin về những cống hiến cho sự nghiệp củng cố hoà bình giữa các dân tộc.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đại ý của bài văn:

Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

2. a) Đoạn văn từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc" là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó:

- Câu mở đầu là:

" Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ".

- Câu kết đoạn là:

"Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

b) Với ý chính là lí giải về lòng yêu nước, tác giả đã thể hiện một trình tự lập luận:

- Mở đầu, tác giả nêu một nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính qui luật: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh";

- Từ nhận định đó, tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc để "mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương", cụ thể là:

Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng;

Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh;

Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt;

Người ở thành Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va, những tượng bằng đồng, phố phường;

Người Mát-xcơ-va: nhớ như thấy lại những phố cũ, phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ...

- Tác giả dùng một câu văn hình ảnh để chuyển ý: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vô-ga đi ra bể".

- Cuối cùng, để kết đoạn, tác giả nêu một câu khái quát: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, ví dụ:

 + Người vùng Bắc (nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng); người xứ U-crai-na (nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh): nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.

+ Người xứ Gru-di-a (ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt); người ở thành Lê-nin-grát (nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử): đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở.

+ Người Mát-xcơ-va (nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ - dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ): nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai...

Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.

4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"; và: không thể sống khi mất nước.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc.  Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình. 

2. Cách đọc

Đọc chậm, rõ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình.

3. Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?

Gợi ýCần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,…

20 tháng 2 2016

.......

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...

Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ(của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.

- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:

- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.

- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.

3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":

+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.

+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.

+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:

- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).

- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.

- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...

Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).

Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

2. Cách đọc

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.

Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.

3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.

Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

19 tháng 2 2016

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

(Thuý Lan)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...

Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ (của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.

- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:

- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.

- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.

3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":

+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.

+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.

+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:

- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).

- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.

- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...

Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).

Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

2. Cách đọc

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.

Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.

3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.

Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

                                                                                                     (Ngô Tuần)

10 tháng 10 2019

Câu 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:

- Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện

- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể

- Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan

- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình

- Lần 3: Đố lại nhà vua

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

     + Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

     + Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

     + Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

   - Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.

Tóm tắt:

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:

   - Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

   - Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

   - Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

   - Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

   Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

   - Lần 1: đố lại viên qua.

   - Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

   - Lần 3: đố lại nhà vua.

   - Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.

Luyện tập

Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.

   Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết.

Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890).

Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.

2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo     Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.

Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.

Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh

- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố...

- ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa.

- Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù.

- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

 - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...

Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".

2. Đọc (hoặc kể lại)

Cần lưu ý giọng kể diễn cảm - đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

10 tháng 2 2017
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869);Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm - đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.