K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Giắc Lân - đơn ( 1876-1916) là một nhà văn Mĩ, sinh ra ở Xan Phran - xi -xcô và trải qua một thời thơ ấu vất vả, từng làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông học ở trường đại học Bơ - cơ - li và bắt đầu sáng tác

Giắc Lân - đơn nổi tiếng với các tác phẩm : Tiếng gọi nơi hoang giã- 1903, Sói biển - 1904, Gót sắt - 1907, Mác - tin I - đơn - 1909....

2. Tác phẩm

Con chó Bấc là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang giã của nhà văn. Trí tưởng tượng cựu kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần

- Mở đầu (đoạn 1)

- Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc ( đoạn 2)

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn (đoạn 3)

Trong 3 phần trên, phần thứ 3 dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục địch chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

2. Thoóc - tơn đối xử với những con chó của mình, đặc biệt là đối với Bấc như thể chúng là con cái của anh vậy. Cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè anh.

Có thể coi Thoóc - tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc - tơn với các ông chủ khác ( Thẩm phán Mi lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc - tơn thực sự chăm sóc Bấc như một người bạn . Điều đó thể hiện ngay trong cách Thoóc - tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới, đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm, rủ rỉ bên tai, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : "Trời đất, đằng ấy hầu như biết nói ấy" . Những biểu hiện ấy chứng tỏ Thoóc - tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả với những con vật của mình

3. Những sự việc hàng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc - tơn và Bấc được tác giả kể rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc - tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường. Anh chăm sóc những con chó như thể chúng là các của anh vậy. Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu được những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực vì quá ngất ngây. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc - tơn cũng như muốn kêu lên tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời. 

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường, cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc - tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc - tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang cho mình tình cảm mà trước đó nó chưa từng nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc - tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ, 'trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thờ đều đều của chủ...." rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả.

4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn "Tiếng gọi nơi hoang giã" nói chung đối với bạn đọc còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà nó gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành lấy của cải, giành giật sự sống cả con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc - tơn là lời ca ngợi những tình cảm nhân văn cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác những đam mê vật chật để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu ngụ ngôn của La phông Ten mà miêu tả con chó như vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy nhiên, dường như ông hiểu thấu tâm hồn nó nên đã miêu tả cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Điều này cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.

30 tháng 1 2016

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.  

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết:

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…

Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất ! Đằng ấy hình như biết nói đấy ! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.

Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:

Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.

Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.

Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:

Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…

Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.

Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…

Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình

30 tháng 1 2016

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Bài văn được chia làm ba phần.

Phần một. Từ đầu đến… mói khơi dậy lên được: Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ.

Phần hai. Tiếp đến… hầu như biết nói đấy! Tình cảm yêu mên của Thoóe-tơn đối với Bấc.

Phần ba. Đoạn còn lại: Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn,

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết.

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…

Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất! Đằng ấy hình như biết nói đấy! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.

Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:

Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.

Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.

Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:

Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…

Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.

Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…

Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình.

15 tháng 5 2019

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Bài văn được chia làm ba phần.

Phần một. Từ đầu đến... mới khơi dậy lên được: Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ.

Phần hai. Tiếp đến... hầu như biết nói đấy! Tình cảm yêu mến của Thoóc-tơn đối với Bấc.

Phần ba. Đoạn còn lại: Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn.

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết:

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

21 tháng 9 2018

Đáp án B

Tiếng gọi nơi hoang dã

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Đi - phô ( 1660-1731) là nhà văn Anh, sinh ra ở Luân Đôn. Ông là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua các tác phẩm nổi tiếng như : Rô - bin - xơn Cru -xô, Thủ lĩnh Xin-gơn-tơn, Đại tá Jêc, Rô - xa - na...

2. Tác phẩm 

Văn bản này được trích từ tác phẩm Rô - bin - xơn Cru -xô  của Đi - phô. Dù cách đây khoảng 300 năm nhưng Rô - bin - xơn Cru -xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng, dí dỏm

II. Trả lời câu hỏi

1. Có thể chia đoạn cuối cùng làm 2 phần : một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém. Tuy vậy , qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan , vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ.

Bài văn có thể chia làm bốn phần :

- Phần 1 : Mở đầu

- Phần 2 : Trang phục của Rô - bin - xơn

- Phần 3 : trang bị của Rô - bin - xơn

- Phần 4 : Diện mạo của Rô - bin - xơn

2. Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một nội dung ít. Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện : ngôi thứ nhất. Rô - bin - xơn tự miêu tả mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kĩ.

Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của người đọc.

3. Rô - bin - xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên 10 năm. Mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác : dao, kiếm, rìu, cưa.... Chỉ qua trang phục và các vật dụng đó cũng đủ cho ta hình dung ra cuộc sống khó khăn của Rô - bin - xơn trên đảo. Ta cũng thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.

4. Mở đầu đoạn trích, nhân vật "tôi" đã tưởng tượng : " Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giớm chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc..."Có thể nhận thấy ngay rằng không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật "tôi" cũng đang phá lên cười sằng sặc bởi bộ dạng, trang phục....Qua những điều đó, em thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" rất lớn. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô - bin - xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ mình 

Phần cuối đoạn trích là mấy dòng tả diện mạo. Không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều đặc sắc, khắc họa rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ.

Dù chỉ là một đoạn trích  nhưng Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi khó khăn gian khổ

15 tháng 11 2017

    Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.

  Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.

Nguồn: Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn.

15 tháng 11 2017

Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.


k cho mình nha 

20 tháng 2 2016

1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten...

2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trìnhLa-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

3. Văn bản có bố cục hai phần:

- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

5. Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

6. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

- Chó sói là kẻ đáng cười (vì  không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non...).

+ Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

13 tháng 3 2016
1. Tình yêu quê h­ương đất nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận, có thể là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, có thể là cái mư­ợt mà hay hùng tráng của một ca khúc ca ngợi tình ngư­ời, tình đời, v.v...  Và ở đây là tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một ngư­ời nông dân phải rời làng đi tản cư­ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.2. Thành công của truyện Làng chính là ở hình t­ượng nhân vật lão Hai với những trạng huống tâm lí, ngôn ngữ đ­ợc khắc hoạ sắc sảo, chân thực và sinh động. Tuy nhiên, để nhân vật bộc lộ được tâm lí hay ngôn ngữ, trư­ớc hết, nhà văn phải xây dựng đư­ợc tình huống truyện. Tính cách nhân vật chỉ đư­ợc thể hiện trong một sự việc cụ thể nào đó. Hiểu lầm rồi vỡ lẽ là dạng tình huống thường đư­ợc các nhà văn sử dụng. Việc rời làng đi tản cư­ là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chư­a phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết đ­ược sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.3. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, ng­ời nông dân gắn bó với cái làng như­ máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nư­ớc đối với họ. Tr­ước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại đư­ợc trở về quê hương bản quán.". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như­ đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trư­ớc Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chư­a thấy cái dinh cơ nào mà lại đ­ợc như­ cái dinh cơ cụ thư­ợng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì như­ng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "ng­ười ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa", vì ông nhận thức đư­ợc nó làm khổ mình, làm khổ mọi ngư­ời, là kẻ thù của cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy''. Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như­ thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư­. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe đư­ợc cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con ng­ời khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.Ông lão đang náo nức, "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng ngư­ời: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng nh­ đến không thở đư­ợc. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vư­ớng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như­ vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nư­ớc mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy­? Chúng nó cũng bị ngư­ời ta rẻ rúng hắt hủi đấy­? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở : "Chao ôi! Cực nhục chư­a, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai ngư­ời ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, ng­ời ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất : "Thật là tuyệt đư­ờng sinh sống! [...] đâu đâu có người chợ Dầu ng­ười ta cũng đuổi như­ đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ ng­ời ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.".4. Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...". Và "Nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than tr­ớc kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại :- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?- Là con thầy mấy lị con u.- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:- Có.Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một ngư­ời lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một ngư­ời son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như­ minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:Anh em đồng chí biết cho bố con ôngCụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.Cái lòng bố con ông là như­ thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.5. Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể ngư­ời nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc tr­ng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như­ trong biến cố ấy tâm trạng của ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sư­ớng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ông Hai như ng­ời vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của trạng thái tâm lí lại đ­ược khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng t­ươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn![...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.", "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[...] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nh­ưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "ng­ời làng Việt gian". Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại đ­ợc sống như­ một ng­ời yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình,... Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.Ng­ười đọc sẽ không thể quên đ­ược một ông Hai quá yêu cái làng của mình như­ thế. Mặt khác, cũng nh­ư các nhân vật quần chúng (chị cho con bú loan tin làng chợ Dầu theo giặc), bà chủ nhà,... cái khó quên ở nhân vật này còn là nét cá thể hoá rất đậm về ngôn ngữ. Lúc ông hai nói thành lời hay khi ông nghĩ, ng­ời đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là bỏ mẹ chúng nó", "không đọc thành tiếng cho ng­ười khác nghe nhờ mấy", "Thì vư­ỡn", "có bao giờ dám đơn sai",... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá h­ưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của ngư­ời nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới như­ng từ ngữ ch­a hiểu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.6. Kim Lân đã từng đ­ợc đánh giá là một cây bút hàng đầu về đề tài phong tục. Trong truyệnLàng, sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê đư­ợc ông vận dụng hết sức khéo léo vào xây dựng tâm lí, hành động, ngôn ngữ nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tư­ợng riêng, độc đáo. Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, ng­ười đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất n­ước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như­ trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà văn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình nh­ ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.
22 tháng 2 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Có thể hình dung bố cục của truyện Chuyện người con gái Nam Xương thành ba phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”) kể về cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia li và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận. Phần thứ hai (từ “Qua năm sau, giặc ngoan cố” cho đến “nhưng việc trót đã qua rồi!”) kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Phần cuối (từ “Cùng làng với nàng” cho đến hết) kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi vợ vua biển Nam Hải và việc Vũ Nương được giải oan.

2. Vũ Nương là nhân vật trung tâm của truyện. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả.

Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”.

Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật này bộc lộ tình nghĩa thắm thiết của mình với chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”.

Hoàn cảnh thứ ba: xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.”, thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”.

Một hoàn cảnh quan trọng khác, đó là tình huống Vũ Nương bị chồng nghi oan. Trong tình huống này, khí tiết, phẩm hạnh của Vũ Nương được bộc lộ một cách rõ nét. Chú ý phân tích các lời thoại của Vũ Nương với chồng và lời nói trước khi tự vẫn để thấy được tính cách tốt đẹp của nhân vật này. Qua những lời tự minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt, Vũ Nương đã bộc lộ khao khát về tình yêu, hạnh phúc gia đình như thế nào? Tại sao Vũ Nương lại phải trẫm mình tự vẫn? Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này ra sao?

Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ đậm nét một nhân vật Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

3. Tác giả đã xây dựng nhân vật Trương Sinh với tính cách rõ nét: “đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”, nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.”, hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”. Chính Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến tình cảnh bi kịch, không lối thoát và phải chọn cái chết để giải thoát. Qua đây cũng thấy được thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu những oan khiên, cay đắng.

4. Trên cơ sở cốt truyện có sẵn trong kho tàng truyện cổ tích (Vợ chàng Trương), tác giả đã sáng tạo lại, sắp xếp, đưa thêm những yếu tố mới để câu chuyện trở nên hấp dẫn, đầy tính bất ngờ, mang ý nghĩa mới sâu sắc. Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện có mở đầu, diễn biến, cao trào, thắt nút, cởi nút, kết thúc, kết hợp với nghệ thuật xây dựng lời thoại nhân vật sinh động, giàu kịch tính và lời dẫn chuyện giàu tính biểu cảm. Trong đó, các đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng, chứng tỏ nghệ thuật dựng truyện đặc sắc của tác giả. Chú ý các lời thoại:

- Lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh khi từ biệt;

- Lời của mẹ Trương Sinh nói với Vũ Nương;

- Đoạn đối thoại giữa hai cha con Trương Sinh;

- Ba lời thoại của Vũ Nương khi bị nghi oan.

Phân tích các lời thoại để thấy được tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật, tạo kịch tính cho câu chuyện.

5. Truyền kì được hiểu là những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì có một vai trò rất quan trọng. Nó khiến câu chuyện được kể trở nên lung linh, hư ảo. Chẳng hạn: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”. Đó là đặc điểm chung của thể loại truyền kì trung đại. Hơn nữa, Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện (các yếu tố tả thực: địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, miêu tả chân dung nhân vật, khung cảnh…). Ngoài ra, sự có mặt của các yếu tố kì ảo đã tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đây là truyện có dạng truyền kỳ: các yếu tố hiện thực đan xen với những yếu tố kì ảo tạo nên sự hấp dẫn đối với bạn đọc. Chủ đề của truyện cũng khá rõ ràng: đề cao, ca ngợi phẩm hạnh của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận bất hạnh của họ dưới chế độ phong kiến.

Có thể tạm chia truyện thành hai phần, lấy mốc là việc Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử:

Đoạn 1 (từ đầu đến "và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"): bị chồng nghi oan. Vũ Nương tự vẫn.

Đoạn 2 (còn lại): nỗi oan được giải, Vũ Nương được cứu sống nhưng vẫn không trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Cách đọc:

Đọc chậm rãi, rõ ràng, đặc biệt lưu ý các câu đối thoại:

- Giọng đứa trẻ: ngây thơ, hồn nhiên khi nói chuyện với bố.

- Giọng người chồng: tức giận khi nghi kị ghen tuông; khi nài nỉ, van xin khi xót xa hối hận.

 

- Giọng Vũ Nương: khi bị chồng nghi oan thì đau khổ, khi trò chuyện với Phan Lang thì ngậm ngùi nhưng khi từ chối đoàn tụ thì cương quyết.

22 tháng 2 2016

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI trong hoàn cảnh loạn lạc của chế độ phong kiến suy tàn. Các tập đoàn cầm quyền tranh giành chém giết nhau kéo dài. Chán nản trước thực tế trên, Nguyễn Dữ đã xin thôi làm quan, về ẩn cư và sáng tác. Truyền kì mạn lục (ghi chép những chuyện lạ) là một tập truyện viết bằng chữ Hán, theo lối văn xuôi cổ, có nhiều câu biền ngẫu. Tuy tác giả có khiêm tốn nói là “lục” nghĩa là sao chép nhưng thật ra ông đã lấy hướng ta những sự tích có sẵn mà viết lại thành một tác phẩm có giá trị văn chương thì có gọi đó là một sáng tác cũng không có gì là không xác đáng. Chuyện người con gái Nam Xương là thiên 16 trong 20 truyện của Truyện kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ tái tạo truyện này trên cơ sở một truyện cổ tích của Việt Nam. II. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.  a. Đại ý: Câu chuyện của người phụ nữ đức hạnh: “đẹp nết, đẹp người” lẽ ra phải được hạnh phúc nhưng trái lại, bị oan khuất phũ phàng đành phải mượn làn nước bạc chứng minh cho sự trong trắng của mình. b. Bố cục: truyện có thể chia thành ba đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Hoàn cảnh xa cách chồng vì chiến tranh của Vũ Nương và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. - Đoạn 2: “Qua năm sau… nhưng việc trót đã qua rồi”. Nỗi oan uất về cái chết bi thảm của người con gái Nam Xương. - Đoạn 3: phần còn lại. Ở chốn làng mây cung nước, Vũ Nương ao ước được quay về để giải nỗi oan. Câu 2. Về nhân vật Vũ Nương Thông qua nhân vật Vũ Nương, độc giả thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật chính của truyện là Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, là một người phụ nữ tính tình “thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp” lấy phải chàng họ Trương con nhà hào phóng nhưng vô học lại có tính đa nghi. Trong cuộc sống thường nhật, trước tính hay ghen của Trương Sinh, Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Tình cảm chung thủy gắn bó với chồng còn được thể hiện trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của nàng lúc tiễn chồng đi lính: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yêu là đủ rồi…”. Những lời nói ân tình đằm thắm của Vũ Nương đã làm mọi người đều ứa hai hàng lệ. Khi xa chồng, Vũ Nương thủy chung buồn nhớ dài theo năm tháng. Nàng là mẹ hiền dâu thảo, một mình vừa dưỡng nuôi con nhỏ, vừa tận tâm chăm sóc mẹ chồng những khi đau yếu đã “hết sức thuốc thang lễ bái thần Phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nàng “hết sức thương xót” khi mẹ chàng mất “việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Khi bị chồng ngờ oan, Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liệu tường hoa chưa hề bén gót” nhưng chồng vẫn không tin. Vũ Nương đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử bất công bị “mắng nhiếc… và đánh đuổi đi”, không có quyền được tự bảo vệ, ngay cả khi  “họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng”. Trước tình cảnh “bình rơi tram gãy” “sen rũ liễu tàn”, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá trước đây cũng không còn thể làm được nữa, Vũ Nương thất vọng đến tột cùng. Không còn cách nào khác, nàng phải đành mượn dòng nước con sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình. Vũ Nương “tắm gội cho sạch ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời” than thở rồi “gieo mình xuống sông mà chết”. Lời than thở của nàng như thể một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và tấm lòng tiết sạch giá trong của mình. Có thể nói những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương được tác giả khắc họa một cách cụ thể sinh động thông qua từng việc làm, lời cụ thể của nàng. Một người xinh đẹp nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vác, hiếu thảo, thủy chung như thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Câu 3. Về nhân vật Trương Sinh Nhà có của, Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về. Sau này, chính Vũ Nương cũng nhắc lại ý đó: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Như vậy, ngoài vị trí người chồng trong xã hội phong kiến phụ quyền, Trương Sinh còn cộng thêm cái vị thế của sự cách bức giàu nghèo. Đã thế, người đàn ông này lại “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Đây là hai chi tiết tác giả đưa ra nhằm chuẩn bị cho hành động thắt nút cho câu chuyện giàu kịch tính này. Rời quân ngũ về tới nhà, tâm trạng của Trương Sinh không yên ổn “được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói” chàng bộc lộ điều này khi dỗ dành con: “Nín đi con, đừng khóc cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi”. Chính trong tâm trạng nặng nề vừa nói, lời ngây ngô của con trẻ còn kích động tính đa nghi ghen tuông quá sức của Trương Sinh. Đứa trẻ thoạt đầu ngạc nhiên: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”. Rồi nó tiết lộ thêm về người cha mà nó đã có: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Trương Sinh gạn hỏi, đứa trẻ nói thêm: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Tuy đứa trẻ nói rất thật nhưng những chi tiết ấy cộng thêm tính hay ghen tuông lại đang có tâm trạng nặng nề nên Trương Sinh đã “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ càng sâu không có gì gỡ ra được”. Đúng là như kể chuyện tác giả rất chú ý đến quá trình tâm lí của nhân vật. Điều đáng trách Trương Sinh hơn cả là lối xử sự hồ đồ, độc đoán, chủ quan, thiếu bình tâm suy xét, phán đoán, khư khư gạt bỏ ngoài tai mọi lời phân trần của vợ và không đếm xỉa đến mọi lời lẽ bênh vực và biện bạch của họ hàng làng xóm. Chàng cũng chẳng chịu cho biết nguyên cớ để vợ mình có cơ hội nói rõ trắng  đen mọi việc hòng minh oan cho mình. Chính vì vậy nút oan nghiệt đã thắt ngày một chặt thêm và kịch tính của câu chuyện này cũng tăng cao. Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ. Hành động vũ phu, thô bạo của  chàng đã dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương chính là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, thô bạo, vũ phu của đàn ông và luật lệ của chế độ phong kiến đã nuôi dưỡng và dung túng cho sự độc ác đen tối. Câu 4. Về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả và giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại. a. Về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả. Nguyễn Dữ đã lấy tích truyện từ cổ tíc nhưng ông đã tái tạo để truyền kì của ông trở thành một sáng tác văn học đích thực. Trước hết, nhà văn đã chú trọng đến khắc họa tâm lí nhân vật. Vũ Nương trong truyền kì mạn lục của ông đẹp hơn. Còn Trương Sinh thì thụ động hơn, thiếu bản lĩnh hơn và đối với vợ nhạt tình hơn so với truyện dân gian. Nguyễn Dữ cũng đã sắp xếp lại và thêm bớt một số tình tiết: thêm chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ làm cho cuộc hôn nhân của hai người trở nên có tính chất mua bán. Tuy tâm lí Vũ Nương vì thế có chút mặc cảm, tự thấy mình yếu thế: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Tác giả thêm chi tiết lời trăng trối của bà mẹ chồng để khẳng định nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với nhà chồng, rồi những lời phân trần giãi bày của nàng khi bị ngờ oan và nhất là hành động hết sức bình tĩnh và quyết liệt của nàng khi tìm đến cái chết, mượn nước sông quê rửa sạch nỗi oan khuất của mình. Thêm nữa là lời ngây thơ của đứa trẻ ngày một kích động tính ghen tuông của Trương Sinh từng chi tiết làm cho nút thắt ngày một chặt hơn để cuối cùng sự thật phải bày tỏ rõ sau khi Vũ Nương không còn nữa. Nhờ đó truyện của tác giả trở nên giàu kịch tính hơn đặc biệt gợi cảm hơn. b. Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có những đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật được xếp đặt thật xác hợp làm cho câu chuyện tăng thêm phần sinh động, góp phần đáng kể vào việc khắc họa tâm lí và tính cách các nhân vật. Qua lời thoại ta hiểu được đôi nét tâm lí và tính cách của nhân vật ấy. Chẳng hạn lời thoại của bà mẹ Trương Sin cho thấy bà là một con người nhân hậu nếm trải nhiều. Lời của Vũ Nương thì lúc nào cũng mềm mỏng, dịu dàng, thuần hậu, nết na, có lí, có tình. Câu 5. Những yếu tố truyền kì được đưa vào truyện Đó chính là đoạn kết có hậu mà tác giả đã thêm vào truyện dân gian. Những tình tiết kì ảo đó là: Phan Lang nằm mộng, thả con rùa mai xanh; Phan Lang chạy trốn giặc Minh lạc vào động rùa của Linh Phi, con rùa xưa cứu sống, được đãi tiệc. Trong buổi tiệc ấy, Phan Lang được gặp Vũ Nương vốn người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế. Và hình ảnh cuối cùng: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, võng lọng rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện… Rồi trong chốc lát bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Đây cũng chính là những chuyện huyền ảo kì lạ, không có thực nhưng tác giả đưa vào tạo ra một thế giới lung linh hấp dẫn. Các yếu tố kì ảo vừa nói được nhà văn gắn với những sự kiện có thực và sử dụng những chi tiết thực để cấu tạo nên như các địa danh bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng. Như thời điểm lịch sử (Trần Thiêm Bình), sự kiện lịch sử “quân Minh xâm lược, nhiều người chạy trốn ra bể, bị đắm thuyền”. Như những chi tiết thực về trang phục lộng lẫy của các gái đẹp và trong đó chỉ có một người “mặt chỉ hơi điểm qua chút phấn son”. Như nhà cửa vườn tược của Vũ Nương hoang rậm, mồ mà, cỏ gai rợp mắt. Kết gắn những chi tiết có thực này với các chi tiết huyền ảo tác giả nhằm tăng độ tin cậy, tạo cảm giác thực cho các tình tiết truyện. Tạo những yếu tố truyền kì này, tác giả nhằm tạo nên một kết thúc có hậu. Ông muốn hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của Vũ Nương. Tuy đã sang thế giới khác nhưng nàng vẫn không quên chồng con, phần mộ ông bà tổ tiên và nhất là vẫn khát khao được khôi phục danh dự. Kết thúc có hậu cho tác phẩm như thế cũng là thể hiện ước mơ nghìn đời của nhân dân ta về sự công bằng ở đó. Nghĩa là người ngay, người tốt dù gặp hoạn nạn, oan khuất nhưng cuối cùng sẽ được đền đáp, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tác giả sắp đặt cho Vũ Nương, con người chịu oan khuất trở lại dương thế uy nghi rực rỡ nhưng cũng chỉ thấy thoáng lúc tỏ lúc mờ khi ẩn thi hiện nói lời từ tạ chồng thật ngậm ngùi: “Đa tạo tình chàng, thiếp chẳng thể ở nhân gian được nữa” và rồi chỉ “trong chốc lát bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Đó chỉ là niềm cảm thương của tác giả đối với bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.