K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2018

bình thường

ko phải là mk bn thi mà có rất nhiều ng thi giống bn lắm đấy

mà mk thấy giống như là đang khoe ý

15 tháng 4 2018

cố lên.ko thì cô cho một trận đó

13 tháng 4 2018

ukm.mk chúc bạn thi tốt

làm được bài nhé

mk tuần sau cũng thi HSG văn toán anh nhé

19 tháng 4 2018

cố gắng lên nha bạn. mà bạn thi môn j vậy?thanghoa

19 tháng 4 2018

Văn lớp 6 còn bn thì sao?

15 tháng 5 2019

Chúc bạn thi tốt nha

14 tháng 5 2019

Tả cô giáo em đã từng học

15 tháng 4 2018

tham khảo làm nhs bn

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.

Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.

Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!

15 tháng 4 2018

1.

Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.

Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.

Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.

Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.

Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.

Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

21 tháng 12 2017

Chủ tịch nước Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Võ Nguyên Giáp đã có công rất lớn với đất nước Việt Nam . Bác Hồ sinh ra ở huyện Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An, tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Còn Tổng bí thư Võ Nguyên Giáp sinh ra ở huyện Lê Thủy, tỉnh Quảng Bình .Đó là một trong những người đã làm đất nước ta được sống trong hòa bình

21 tháng 12 2017

Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có hai vị lãnh tụ vĩ đại. Đó là chủ tịch nước Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác Hồ quê ở Nghệ An-vùng đất linh thiêng có nhân dân hiếu học. Đại tướng Võ nguyên Giáp quê ở Quảng Bình. Học đều là những người có công lớn lao với đất nước Việt Nam.

CHÚC LULU BÉO HỌC TỐT!

Thi xog báo kết quả nhé! Thi vui vẻ

6 tháng 3 2018

1)

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

6 tháng 3 2018

2)

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc. một đêm không ngủ của Bác đã trở thành cảm hứng chân thật và mãnh liệt để Minh Huệ khắc họa thành công hình tượng Bác Hồ trong bài thơ của mình

Đọc bài thơ, tác giả thấy nhà thơ đã không nói tới các chiến dịch, không nói tới việc Bác ngủ tạm ở lán trong rừng, mà chỉ nói việc Bác và bộ đội ở chung dưới một mái nhà tranh. Câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ và cũng là nhan đề của bài thơ. Phải chăng đó là một ý vị vinh viễn. Đêm nay là đêm cụ thể, nhưng cũng là tất cả mọi đêm.

Bài thơ lả cảm xúc mãnh liệt trước hình tượng “Đêm nay Bác không ngủ” rất thiêng liêng cao cả:

Mở đầu là khố thơ:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi.

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Cách vào chuyện, vào bài tự nhiên quá, giản dị quá! Nó gợi lên một không khí thiêng liêng như cố tích giữa đêm khuya. Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa bập bùng. Anh tự hỏi mình: vì sao đã khuya lắm rồi mà sao Bác vẫn không ngủ.” Phải chăng đó là tâm trạng thắc mắc của anh hay cũng chính là của người đọc? vấn đề đã được mở, cái nút của chuyện đã xuất hiện, tạo sự hấp dẫn đầu tiên.

Hình tượng Bác Hồ là hình tượng trung tâm của bài thơ đã xuất hiện với vẻ “trầm ngâm yêu lặng”, suy tư, thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn một hình ảnh ấy, nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Tưởng như Bác đã hóa thân thành bức tượng vững chắc. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động. Lòng anh thì bồn chồn, khi thì thổn thức, khi thì hốt hoảng giật mình Đặc biệt đêm nay của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, của hình tượng Bác. Phải chăng đây là nét đặc sắc thứ nhai trong hình tượng của Bác - người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Lòng yêu thương chiến sĩ là nét thứ hai trong hình tượng Bác:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thật

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm, mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ. Bác dém chăn cho từng người từng người một. Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm tình thương cho con cháu! Điệp ngữ từng người biểu hiện sự chu đáo, diễn tả tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác san sóc, cũng được Bác chia phần yêu thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

(Theo chân Bác)

Một tình thương đằm thắm, tế nhị, dịu dàng. Chỉ toả sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

Anh đội viên mơ màng,

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ầm hơn ngọn lửa hồng.

Từ thực tế mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong con người!

Nét thứ ba trong hình tượng Bác Hồ là tình thương bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều tranh, mà thương tất cả đoàn dân công đang nằm dưới mưa đêm ngoài rừng lạnh.

Những vần thơ từu tượng tình cảm lo lắng, bồn chồn, sốt ruột của Bác:

Bác ngã không an lòng.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

Đọc đến đây, tác giả thấy tấm lòng của Bác như đã hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người mang theo nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cao hơn nữa là lo cho cả dân tộc:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

{Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

Khổ thơ cuối của bài thơ đã thực sự nâng tầm khái quát về hình tượng Bác lên đỉnh cao tuyệt vời:

Đêm nay Bác ngồi đó Đềm nay Bác không ngủ vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Từ chỗ cảm thấy “Bác không ngủ” là một việc lạ lùng, khác thường, không hợp lí, anh đội viên đã nhận ra ở Bác một tầm cỡ khác, có một cái thường tình khác - cái thường tình của các vĩ nhân, của Hồ Chí Minh. Từ chỗ thấy lạ đến chỗ không thấy lạ nữa là bước “nhảy vọt” trong nhận thức về vị lãnh tụ! Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hy sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với chiến sĩ, với dân tộc. Một cái thương tình, mà nếu ở xa Người, thì tác giả không dễ hiếu được. Nó trở thành lẽ sống của Người:

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa

(Tố Hữu)

Bên cạnh hình tượng Bác Hồ còn có hình tượng ngươi chiến sĩ cảm nhận Bác, yêu thương Bác. Một bức tranh hài hoà về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng đạt tới mức lí tưởng. Bức tranh đó càng tô đậm hình tượng của Bác trong bài thơ.

Đêm nay Bác không ngủ, một bài thơ hay nhưng thật giản dị. Nhịp thơ năm chữ rất thích hợp để xuất hiện những dòng thơ cô đúc, nén chặt như những nét khắc, những câu thơ nhịp nhàng. Hình tượng Bác Hồ đã trở thành hình tượng trung tâm của bài thơ, gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

11 tháng 5 2016

Câu 1:  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

" Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm . Chẳng bao lâu tôi đã trở thành 1 chàng dế thanh niên cường tráng ,........ "

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? Của ai ?

b) Từ bài học của Dế Mèn , em hãy rút ra bài học cho mình ?

Câu 2 : Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau . Đâu là câu trần thuật đơn có từ " là "

a) Mẹ em là giáo viên .

b) Mọi người gọi anh ấy là Sơn Tinh .

Câu 3 : Viết bài văn miêu tả 1 phiên chợ  tết .

11 tháng 5 2016

cn đề nào hay bài nào nữa k