K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu.

22 tháng 11 2021

nguyên nhân là do hiệu ứng nhà kính , băng tan, nóng lên toàn cầu . Chúng ta phải hạn chế sử dụng điện , giảm lượng khí thải ra môi trường 

29 tháng 12 2017

Chọn đáp án B

Quá trình đô thị hóa cần phải đi liền với kế hoạch khắc phục những hạn chế về ô nhiễm môi trường và an ninh xã hội. Đây là vấn đề quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước.

17 tháng 2 2016

a) Hiện trạng:

- Nhiệt độ trái đất trăng lên: 100 năm tăng 0,60C (dự báo bước vào năm 2100, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C)

- Mưa a xit ở nhiều nơi

b) Nguyên nhân:

Lượng CO2 và các khí thải trong bầu khí quyển ngày càng cao

c) Hậu quả:

- Băng tan ở 2 cực, gây ngập lụt

- Thiên tai bất thường

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người

d) Giải pháp:

Giảm lượng khí thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt và giao thông

 

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Các tổ chức quốc tế và khu vực được hình thành với những mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Tuy vậy, một trong những nhiệm vụ chung của các tổ chức này là: điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực.

- Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là:

+ An ninh lương thực

+ An ninh năng lượng

+ An ninh nguồn nước

+ An ninh mạng

4 tháng 2 2018

Vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay hầu như chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển là bùng nổ dân số (sgk Địa lí 11 trang 13)

=> Chọn đáp án A

2007 (sgk Địa lí 12 trang 9)

17 tháng 2 2016

a.  Khái niệm:

        Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,các dân tộc trên TG

 b.  Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:

      + Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

  + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

  + Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

       + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực:

 Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN)

 c. Ảnh hưởng của xu thế  toàn cầu hóa:

       * Tích cực:

           - Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

      - Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

       * Tiêu cực:

           - Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu-nghèo... 

      - Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN

nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

   * Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừalà thách thức đối với VN:

       + Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

       + Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia 

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm toàn cầu hóa.

- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học…trong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.

b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì:

- Xuất phát từ nhu cầu bản thân mỗi quốc gia, muốn tăng tiềm lực phát triển kinh tế cần phải có sự liên kết.

- Do sự tác động của cuộc CMKHKT hiện đại.

- Do những vấn đề mang tính toàn cầu.

c. Biểu hiện.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

d. Hệ quả.

- Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

e. Nguyên nhân.

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

- Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới.

- Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, GTVT và việc ứng dụng nó.

- Để giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh dịch…).

 

17 tháng 2 2016

a) Vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm nước:

- Đối với các nước đang phát triển: vấn đề về dân số

- Đối với các nước phát triển: vấn đề vê tài nguyên và môi trường

b) Giải thích:

* Đối với các nước đang phát triển:

- Tỉ trọng dân số so với thế giới rất lớn: chiếm khoảng 80 % dân số của thế giới.

- Tốc độ phát triển dân số rất nhanh: chiếm khoảng 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nước này trong giai đoạn 1995 – 2000 là 1,7%, giai đoạn 2001 – 2005 là 1,5%.

- Kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả:

+ Gây sức ép rất lớn tới phát triển kinh tế và tái sản xuất mở rộng

+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: y tế, giáo dục, việc làm…

+ Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó cải thiện

* Đối với các nước phát triển:

- Công nghiệp phát triển, các chất thải của sản xuất công nghiệp nhiều.

- Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, rác thải sinh hoạt nhiều.

- Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu rất lớn, khai thác và tác động mạn tới môi trường tự nhiên.

- Hậu quả:

+ Làm cho môi trường bị ô nhiễm

+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt

c) Hướng giải quyết:

- Đối với các nước đang phát triển:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế hoạch hóa gia đình

+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Đối với các nước phát triển

+ Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa các chất thải và sự tác động vào môi trường tự nhiên

+ Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường