K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.

- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.

- Chú ý cụm từ về đất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.                                      Mẹ và quả                 Những mùa quả mẹ tôi hái được                 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng                 Những màu quả lặn rồi lại mọc                 Như mặt trời, khi như mặt trăng                 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên               Còn những bí và bầu thì lớn xuống               Chúng mang...
Đọc tiếp

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

                                      Mẹ và quả

                 Những mùa quả mẹ tôi hái được

                 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

                 Những màu quả lặn rồi lại mọc

                 Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

                Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

               Còn những bí và bầu thì lớn xuống

               Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

               Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 

               Và chúng tôi một thứ quả trên đời

               Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

              Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

              Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

                                                     (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

1
22 tháng 4 2018

- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ

- Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người

- Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai

- Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.

+ “Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.

2 tháng 5 2022

BPTT : ẩn dụ 

=> Tác dụng : tăng hiệu quả cho sức diễn đạt , làm cho câu văn ( lời nói ) dường như được gợi hình gợi cảm và hay hơn , tinh tế hơn làm cho người đọc dường như cảm nhận được toàn bộ điều mà tác giả truyền đạt , thấm vào trong đầu óc con tim của mọi người hơn .

2 tháng 5 2022

Dạ em cảm ơn!! iu chị quá đii

23 tháng 6 2019

a, Thuyết minh bằng chú thích

Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

Phương pháp chú thích và định nghĩa:

- Giống: đều có cấu trúc A là B

- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.

    + Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)

→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả

- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

20 tháng 12 2017

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 2:

Nội dung chính của đoạn thơ là tình yêu thương và sự biết ơn của người con đối với người mẹ.
Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là nhân hóa (Thời gian chạy).
- Hiệu quả của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi.

Câu 4:

Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Mẹ hi sinh hạnh phúc, tuổi xuân và cả cuộc đời chỉ mong được đổi lấy sự trưởng thành, nên người của con. Mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Mẹ luôn là người bên cạnh ta, cùng ta chia sẻ những buồn vui. Lúc ta gặp khó khăn thử thách trên con đường đời đầy chông gai chỉ có mẹ là người luôn gần bên dìu dắt ta đi qua những chông gai đó. Có thể nói mẹ là người đã hi sinh thầm lặng suốt cả cuộc đời vì con.

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

“Nhưng đặc sắc nhất của Chợ Rồng mà không nơi chợ tỉnh nào sánh được là tơ tằm và chuối ngự. Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hòe nở rộ vào giữa mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu, chứ không ngờ nó lại ê hề giữa thiên nhiên và gian chợ tỉnh Nam....
Đọc tiếp

“Nhưng đặc sắc nhất của Chợ Rồng mà không nơi chợ tỉnh nào sánh được là tơ tằm và chuối ngự. Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hòe nở rộ vào giữa mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu, chứ không ngờ nó lại ê hề giữa thiên nhiên và gian chợ tỉnh Nam. Tơ, lụa, chuối làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối thu. Nó vàng một cách vừa êm mịn vừa nhộn nhịp, đông đảo như mấy sân áo cà sa vàng sư sãi Miên Lào. Tỉnh Nam là đất cũ vua nhà Trần, cung nữ đời Trần có truyền thống lao động, cái giống chuối thành ra tên là ngự ấy, không biết có dính gì đến những bàn tay cung nữ nhà Trần không? Chỉ biết rằng cả thiên hạ đều khen chuối ngự Nam Định là ngon thơm, và lành. Vỏ mỏng tang, ruột chuối ngọt ánh lên chất cát đường. Có những buồng chuối, khi mình vén những tua lá chuối khô phủ lên nó như những tấm áo nâu cũ màu nhạt, thì thấy, eo ôi! Nó xếp tầng gác lên tới hai chục nải. Có người vì buồng chuối ngự mang từ Nam Định  lên Thủ đô làm quà, mà đành đi tàu thủy, nó lâu thời giờ hơn tàu hỏa ô tô, nhưng cho chuối đi tàu thủy nó đỡ bị lắc, gãy, rụng, đảm bảo hơn. Tôi đã từng nghe một số bà con Nam Định hay nói: “Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự”. Ý muốn khoe hai thứ “thổ ngơi” quý giá của tỉnh Nam Định mình”.

                              (Trích  Chuyện nghề - Nguyễn Tuân. NXB Tác phẩm mới – 1988)

 

Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tơ, lụa, chuối làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối thu. Nó vàng một cách vừa êm mịn vừa nhộn nhịp, đông đảo như mấy sân áo cà sa vàng sư sãi Miên Lào”.

Câu 3 (2,0 điểm): Xác định những phương thức liên kết chính được tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 4 (5,0 điểm): Viết một đoạn văn phân tích những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của văn bản trên.  

1
4 tháng 3 2021

mọi người giúp mình với mình đang cần gấp