K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

 Bạn tham khảo nha:

Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Xã hội phát triển con người mới tồn tại và có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, tự giác thực hiện trách nhiệm với mình, với gia đình và cộng đồng xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người. Xây dựng, bảo vệ những giá trị chung, sự an toàn của cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình mình.

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nhĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức tự giác theo cái đúng ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình hay nơi công cộng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người tự giác. có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc. Cùng với việc dậy dỗ, học tập để con người tự giác, cũng cần phải có một xã hội tiến bộ để sự tự giác của cá nhân phát triển.. Hiện nay, các bậc phụ huynh cũng rất lúng túng khi dạy con, cháu mình tự giác. Bởi khi các cháu ra ngoài nhiều khi phải chứng kiến việc người lớn không tự giác, các hành vi chen lấn, xô đẩy, không thực hiện vệ sinh chung, không tôn trọng người khác... Rất nhiều trường hợp tắc đường và xảy ra tai nạn, lại do chính lỗi của người tham gia giao thông vì thiếu ý thức tự giác, chen lấn, không nhường đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích... Nhiều khi chỉ vì hành vi thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với xã hội mà con người đã gây ra thiệt hại không chỉ với cá nhân mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Trong thời gian đại dịch covid-19 vừa qua, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trường hợp vì thiếu trách nhiệm, mà cá nhân đã gây ra thiệt hại khôn lường cả về tinh thần và vật chất cho xã hội. Có lẽ, còn rất lâu người Việt Nam mới quên cái đêm ngày 06/3/2020, một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài về nhưng không tự giác khai báo để cách ly được phát hiện dương tính với SARS-coV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng vạn người do trường hợp này gây ra. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội, khi có thêm nhiều người lây nhiễm mắc cOVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân thứ 17, nếu như chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời, quyết liệt. Cũng trong thời gian này, nhiều người không tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, có trường hợp còn chống đối người thi hành công vụ. Một số người lại có những hành vi làm nguy hại cho cộng đồng, bằng việc đua xe, hay tung những tin giật gân trên mạng xã hội, chỉ vì thói ích kỷ để thu hút sự chú ý của nhiều người. Nguy hiểm hơn những tin đồn thất thiệt, tin giả trên mạng với tốc độ lây lan nhanh chóng, mà người ta gọi là “virut” độc hại, cũng nguy hiểm không kém dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm ấy, còn trở thành tội ác đối với đồng loại. Đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh mà găm hàng, tăng giá trục lợi và có những hành xử thiếu tình người, thậm trí còn sản xuất thiết bị y tế giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính và gây nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt, còn có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của đồng bào mình để chia nhau... Tuy nhiên, đó chỉ là những số ít và đã bị xã hội lên án, pháp luật sẽ nghiêm trị làm bài học cảnh tỉnh cho người người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm trước đồng loại. Cái tốt, cái thiện luôn ở vị trí thượng phong, để những người ích kỷ, định làm điều xấu xa phải tự thấy ái ngại, xấu hổ mà dừng lại.

Xã hội không thể tốt đẹp nếu người ta chỉ nói những điều tốt đẹp, mà không có những hành động đẹp. Mỗi người đều có việc phải làm để tồn tại và phát triển. Xong xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi có nhiều người có khả năng tự quản lý mình, tự giác thực hiện trách nhiệm của cá nhân theo yêu cầu của xã hội. Người tự giác, sống có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và chắc chắn họ sẽ thành công trong cuộc sống. Xã hội chúng ta hôm nay có rất nhiều người tử tế và luôn luôn cần thêm nhiều người tử tế hơn nữa, để xã hội văn minh và xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của Dân tộc
12 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn nha

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.

19 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nhé:

Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn,…Facebook có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự,…Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh. Hạn chế những tác hại của Facebook và chặn đứng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách. Nhà quản lý cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường Facebook, gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để sử dụng Facebook một cách hữu ích. Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh.