K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.

19 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nhé:

Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn,…Facebook có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự,…Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh. Hạn chế những tác hại của Facebook và chặn đứng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách. Nhà quản lý cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường Facebook, gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để sử dụng Facebook một cách hữu ích. Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

6 tháng 10 2021

dài lắm đx vt văn lại còn dàn ý xong lại bàn luận

 

19 tháng 3 2022

Đa số thanh niên ngày nay tích cực học tập, lao động, sống lành mạnh, tình nghĩa, đi đầu vào những việc khó, việc mới, không quản ngại gian khổ, hi sinh, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp to lớn vào thành tựu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không ít thanh niên chưa thật sự vững tin vào tương lai của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, vất vả, sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi nặng giá trị vật chất... Trong đó lối sống thực dụng như căn bệnh nguy hiểm cần phải được loại trừ. Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp, trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ xã hội giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng những quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng... Vì thế tuổi trẻ phải có khát vọng, phải có hoài bão thì mới có động cơ và mục đích sống. Khát vọng có khi cao cả, có khi chỉ là những ước muốn bình dị. Nhưng dù gì thì đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu. Không chỉ vậy, cuộc sống còn phải có những mục đích nhất định, sống mà không có mục đích chỉ là sống hoài, sống phí. Các bạn trẻ đầy năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm nhưng phải có mục đích cho cuộc sống, điều đó được cụ thể bằng những dự định, chí hướng trong hành động cụ thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hành động của tuổi trẻ không thể tách rời những kế hoạch lâu dài, phản ánh tương lai ước vọng mà còn là kế hoạch gần, kế hoạch chủ yếu để biến quyết tâm thành hành động. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Tuổi trẻ là những người sống lạc quan yêu đời, có khát vọng, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên thì sẵn sàng loại bỏ chủ nghĩa thực dụng trong đời sống, vượt qua những cám dỗ đời thường, làm chủ cuộc sống, hướng tới tương lai

19 tháng 1 2021

Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng vủa con người trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, niềm tin là sự tin tưởng, kì vọng vào một điều gì đó trong cuộc sống. Không có niềm tin, cuộc đời này trở nên vô nghĩa. Niềm tin , đặc biệt là niềm tin vào chính mình tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộ sống. Niềm tin thôi thúc con người không ngừng kì vọng vào ngày mai, hướng con người đến những điều tốt đẹp . Một khi có niềm tin, ta sẽ luôn tin tưởng bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được và vì thế mà cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay lúc con người mệt mỏi và chán nản nhất, niềm tin sẽ thúc đẩy con người thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan để tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp. Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai đang phải sống trong buồn chán , luẩn quẩn, bế tắc khi sống thiếu đi niềm tin. Mất niềm tin là con người mất đi tất cả, mất ý chí, mất hi vọng và mất cả tương lai. Vì thế , mỗi người cần học cách sống lạc quan và yêu đời hơn. Hãy luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp vì cuộc đời này suy cho cùng còn rất nhiều điều đáng để ta trân trọng và ước mơ

19 tháng 1 2021

Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng vủa con người trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, niềm tin là sự tin tưởng, kì vọng vào một điều gì đó trong cuộc sống. Không có niềm tin, cuộc đời này trở nên vô nghĩa. Niềm tin , đặc biệt là niềm tin vào chính mình tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộ sống. Niềm tin thôi thúc con người không ngừng kì vọng vào ngày mai, hướng con người đến những điều tốt đẹp . Một khi có niềm tin, ta sẽ luôn tin tưởng bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được và vì thế mà cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay lúc con người mệt mỏi và chán nản nhất, niềm tin sẽ thúc đẩy con người thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan để tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp. Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai đang phải sống trong buồn chán , luẩn quẩn, bế tắc khi sống thiếu đi niềm tin. Mất niềm tin là con người mất đi tất cả, mất ý chí, mất hi vọng và mất cả tương lai. Vì thế , mỗi người cần học cách sống lạc quan và yêu đời hơn. Hãy luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp vì cuộc đời này suy cho cùng còn rất nhiều điều đáng để ta trân trọng và ước mơ

Tham khảo :

Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh.  Tình yêu thương xuất phát từ ngay những điều nhỏ nhặt nhất như ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ, hay việc yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em. Còn rộng hơn nữa là ngoài xã hội con người quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.  Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Nó còn giúp cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.  Tình yêu thương chính là thứ ánh sáng dueeuj kì soi rọi khắp nơ cho bạn khi bạn đang ngập tràn trong bóng tối. Tóm lại tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, Mỗi chúng ta nên biết trao đi yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Hãy để tình yêu thương giống như những cánh hoa bồ công anh, theo chiều gió lan tỏa yêu thương đến mọi người.

8 tháng 10 2021

Tham khảo :

Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh.  Tình yêu thương xuất phát từ ngay những điều nhỏ nhặt nhất như ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ, hay việc yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em. Còn rộng hơn nữa là ngoài xã hội con người quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.  Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Nó còn giúp cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.  Tình yêu thương chính là thứ ánh sáng diệu kì soi rọi khắp nơ cho bạn khi bạn đang ngập tràn trong bóng tối. Tóm lại tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, Mỗi chúng ta nên biết trao đi yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Hãy để tình yêu thương giống như những cánh hoa bồ công anh, theo chiều gió lan tỏa yêu thương đến mọi người.

24 tháng 6 2016

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì ? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái, ở đó người ta ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau, ở đó người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp, hủy diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc bị những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không để những cám dỗ – phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi đã dấn thân thì không còn có thể quay lại được. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối lừa mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ” Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đưng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng được tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ một điều tưởng chừng như một nghịch lí của cuộc sống. Nó không chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có không ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán một cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng dám hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối lống “giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lưới công lí. Và thực lế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người như vậy – những con người thích dùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong đời người xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm luật giao thông cho đến việc xin điểm,xin việc.. Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sống trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội trách nhiệm mà xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm đạp trên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game Online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.

 

24 tháng 6 2016

e ms lp 7 ak chj