K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2021

-Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)

-Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)

-Diện tích: 181.035 km2

-Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)

-Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tôn-lê Thom, Tôn-lê Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

-Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC. 

-Dân số: 14.676.591 người  (số liệu công bố sơ bộ ngày 15/8/2013 của Bộ Kế hoạch Campuchia).

-Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác. 

-Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo (90% dân số Campuchia theo Phật giáo), ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …

-Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me (Khmer) là ngôn ngữ chính thức (chiếm 95%).

-Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm (số liệu năm 2013).

- Đơn vị tiền tệ: đồng Riên (Riel). 

như thế này đc ko?nhonhung

19 tháng 1 2021

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanmar ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. Đây là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2. Nơi đây có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan. Còn dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông, giáp với Việt Nam. Khí hậu nơi này được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô thì từ tháng 12 đến tháng 4. Thủ đô của nước Lào là Viêng-chăn, là một thủ đô tuyệt đẹp với rất nhiều những địa điểm du lịch khác nhau. Nước Lào có 49 dân tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao và nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng. Mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng nhưng đều rất tốt đẹp.Về chính trị, Chính trị Lào duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Chính trị nội bộ Lào luôn duy trì được sự ổn định; an ninh-quốc phòng được giữ vững và hiện nay đất nước đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhằm mục đích đẩy mạnh triển khai Nghị quyết "3 xây"   và "4 đột phá". Về quan hệ đối ngoại, Lào đạt thành tựu trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, kết hợp giữa đối ngoại Chính phủ với các hoạt động Đảng và tổ chức quần chúng. Có thể thấy, đất nước Lào đang ngày một phát triển vượt bậc hơn trước rất nhiều.

23 tháng 3 2020

Lào tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia nội lục tại Đông Nam Á và là trung tâm của bán đảo Đông Dương, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía đông nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan. Lào là một đất nước hiền hoà thơ mộng tô điểm bởi dòng Mê Kông như môt món trang sức quý giá còn tiềm ẩn chưa được khám phá của du khách bốn phương. Hiện nay, du khách muốn đến Lào có thể bằng máy bay nếu muốn tiết kiệm được thời gian, và nếu muốn trải nghiệm mới về thiên nhiên hoang dã thì hành trình khám đường mòn Đông Dương bằng xe là sự lựa chọn tốt nhất

23 tháng 3 2020

Lào, tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, , là quốc gia nội lục tại Đông Nam Á và là trung tâm của bán đảo Đông Dương, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía đông nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.

Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.

Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm chủ yếu ở đới khí hậu nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận nhiệt đới ẩm cũng là đặc điểm ở một số nơi.

21 tháng 3 2021

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 26,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

31 tháng 12 2021

tham khảo :

 

Với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn trên bản đồ du lịch Việt Nam, Đà Nẵng thành phố biển xinh đẹp hiền hòa và mếm khách, nơi mà bạn có thể dễ dàng đến được bằng cả đường bộ, đường hàng không và đường thủy. Một dấu ấn địa lý và lịch sử, điểm trung chuyển tiện lợi đến các di sản văn hóa thế giới như Huế, Mỹ Sơn, Hội An và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Qua năm tháng Đà Nẵng đang càng khẳng định là một điểm đến hấp dẫn và lý tưởng đối với bàn bè và du khách năm châu. Bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong hành trình khám phá các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, đèo Hải Vân – Thiên hạ đệ nhất hùng quang, Ngũ Hành Sơn thuyền thoại, đến dải bờ biển tuyệt đẹp được tôn vinh là một trong sáu bải biển đẹp nhất hành tinh. Hơn thế nữa Đà Nẵng là nơi bạn có thể thưởng thức dịch vụ nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Intercontinental, Novotel, Crowne Plaza, Furama… Tham gia những hành trình khám phá thiên nhiên phong phú và cảm nhận sâu sắc về đời sống và văn hóa bản địa.

Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.

Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này. Về phía Bắc có đèo Hải Vân, về phía Tây có núi Bà Nà, về phía đông bắc có bán đảo Sơn Trà, một điểm hẹn lí tưởng của du khách.

Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man, biển Mỹ Khê Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Ngụp lặn trong nước biếc, nô giỡn với những con sóng và tắm nắng trên bãi cát trắng mịn đủ để mang lại cho bất kỳ ai cảm giác thư giản sau những giờ làm việc. Không những vậy, có rất nhiều dịch vụ biển cho bạn trải nghiệm như canoing, dù kéo, lướt ván, chèo thuyền chuối, motor nước, lặn biển ngắm san hô.

3 tháng 7 2019

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.