K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022
Mình đang cần gấp! Bạn nào xong trước mình tích nhé!
21 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.

Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:
- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.

Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!

20 tháng 3 2022

Tham khảo

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.

- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.
Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!
8 tháng 9 2016

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.


 

8 tháng 9 2016

chị là vị cứu tinh của em

em đang lo ko có bợn nào trả lời

phùuuuuuuuu

thanks

5 tháng 10 2023

Thánh gióng là câu truyện truyền thuyết kể lại của những con người Việt Nam câu truyện được xoay quanh nhân vật thánh gióng.

14 tháng 11 2016
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ,.. Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng. Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào: 

- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?!

 

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ: - Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực. Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian: - Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên. Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông. Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.

14 tháng 11 2016

ko hiểu đề

30 tháng 11 2017

 Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết  hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.

k cho mk nha

30 tháng 11 2017

Đề 1 : 

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

Em hãy kể lại truyền thuyết " Thánh Gióng " bằng lời văn của em. 

Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.

Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”/

Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.

Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.

Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:

-         Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?

-         Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?

-         À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.

Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.

Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.

Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người tì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.

Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!

Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.

16 tháng 9 2018

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
#Japhkiel#

4 tháng 4 2022

học xong quên luôn