K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2016

Kiến bò nhiều

Chuồn chuồn bay thấp

Mối rơi

6 tháng 3 2016

để mk suy nghĩ

30 tháng 12 2018

a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

1 tháng 9 2017

b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến

    + Ông trời mặc áo

    + Mía múa gươm

    + Kiến hành quân đầy đường

    + Cỏ gà rung tai nghe

    + Bụi tre tần ngần gỡ tóc

    + Cây dừa sải tay bơi

...

→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

25 tháng 2 2019

Tìm từ :

- Chỉ tên sự vật : Đồng hồ, xe đạp, cái quạt, căn nhà, hộp bút, ......

- Chỉ hoạt động : Đi, đứng, ngồi, đạp, leo, ........

- Chỉ đặc điểm, tính chất : Cứng, mềm, dẻo, dai, ......

- Chỉ tên loài cá bắt đầu bằng phụ âm ch hoặc tr : Cá chuối, cá trê, cá chình, cá chuồn, cá trắm, cá trôi,......

- Từ phức chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã : Khỏe, vật vả, cãi nhau, bỉ ổi, ngã, gãy , rửa, ..........

hok tốt nha

1.Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2.Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung ( tả trận mưa rào ở làng quê) 3.Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của...
Đọc tiếp

1.Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

2.Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung ( tả trận mưa rào ở làng quê)

3.Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a/ Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b/ Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc biệt.

4.Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

2
25 tháng 4 2017

1.

- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.

- Bố cục: 2 phần:

+ Từ đầu đến “ Đầu tròn- trọc lốc quang cảnh lúc sắp mưa. .

+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.

2.

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
3.

a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:

- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp

- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.

- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niém vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:

+ Cỏ gà rung tai nghe + Bụi tre tần ngần gỡ tóc +Hàng bưởi đu đưa bế lũ con + Chớp khô khốc + Sấm khanh kliách cười + Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nliáy múa.

Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,

b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:

“Ồng trời mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy dường...” - những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.

- Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngấn - Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.

4.

Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa... Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh. Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. Phần 1: Từ đầu đến "ngọn muông tơi nhảy múa": Khung cảnh sắp mưa. Phần 2: Tiếp đến "cây lá hả hê": Trong khi mưa. Phần 3: Còn lại: Hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn, đẹp đẽ. 2. Bài thơ làm theo thể tự do ngắt nhịp linh hoạt gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 mà chủ yếu là nhịp 2. Điều đó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát về sự vật của người viết. 3. Tác giả đã quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. + Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau - Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp. - Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp. - Kiến hành quân đầy đường + Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ: - Muôn nghìn cây mía múa gươm - Cỏ gà rung tai nghe - Bụi tre tần ngần gỡ tóc - Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc - Cây dừa sải tay bơi. - Ngọn mùng tơi nhảy múa. Trong cơn mưa: - Cóc nhảy chồm chồm - Chó sủa - Cây lá hả hê Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa... những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật. + Phép nhân hóa được sử dụng hết sức rộng rãi - Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo. 4. Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người: Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
28 tháng 3 2018

Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.

Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ ** 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.

Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.

24 tháng 12 2017

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

24 tháng 12 2017
 

Trần Văn Thành

trạng thái : 

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

chúc bn học tốt !

1 tháng 8 2021

Miêu tả đặc điểm của Dế Mèn và Dế Choắt:

1. Dế Mèn

- Hình dáng: ......khoẻ mạnh , cường tráng ., với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Còn đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng, đặc biệt hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp

- Thái độ, hành động: ....thái độ kiêu căng , ngông cuồng , hành động thiếu suy nghĩ..

- Tính cách: ....không coi ai ra gì , luôn luôn nghĩ mình đúng...

2. Dế Choắt:

- Hình dáng: ...ốm yếu, gầy gò..

- Thái độ, hành động:....thái độ : nhẹ nhàng , từ tốn, hành động : có suy nghĩ , có chừng mực nhưng lại bị dế mèn hại chết.......

- Tính cách:...ăn xổi ở thì ...nhưng rất khiêm tốn 

 

5 tháng 12 2016

Tôi là môt người được lớp kính trọng, phải nói như thế vì tôi không có nhiều điểm kém và luôn giúp đỡ mọi người nên được cái ưu điểm thế. Nhưng hầu như tôi luôn được điểm cao với tôi bởi có lẽ tôi là người có cái tính ít nói , còn mọi người thì nhất quyết tôi là người duy nhất chịu được sự im lặng. Thật thú vị vì tôi và mọi người không khác nhau là mấy luôn giúp đỡ nhau trọng học tập .Tôi hơi cao, có khuôn mặt tròn, đầy đặn trông rất dễ thương.



 

1 tháng 12 2017

“Sinh em ra trên đời, bố mẹ đặt tên: Hồng Giang

Một dòng sông màu hồng mơ mộng

Giữa vạn vật và muôn sắc màu của trời đất cao rộng

Mong cho em một hạnh phúc tươi hồng’’

Đỗ Hồng Giang là tên mà ba mẹ đặt cho lúc em mới ra đời. Nhưng mọi người trong nhà vẫn quen gọi em là Bé Còi. Cái tên đó xem ra rất hợp với thân hình nhỏ nhắn và nói đúng hơn là còi cọc của em. Ăn rất khoẻ nhưng em nghịch cũng dữ nên mẹ bảo em không thể lớn được. Tuy là con gái nhưng em nghịch như tụi con trai. Mỗi buổi chiều đi học về em thường cùng tụi thằng Sơn, thằng Phúc xách chai đi đổ dế. Hôm nào chán tụi em lại rủ nhau đi đánh đáo, đánh khăng. Trong nhà em toàn bi, quay, khăng, không thể kiếm đâu ra một con búp bê hay một bộ đồ hàng cả. Ba thường vừa cười vừa trêu em “đáng lẽ Bé Còi nhà ta phải là con trai mới đúng”. Những lúc như thế em thường đỏ mặt bỏ chạy. Nghịch ngợm là vậy nhưng em cũng chăm học lắm nhé! Ở lớp Bé Còi toàn đứng đầu thôi. Năm ngoái em còn được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi môn Toán nữa đấy. Mơ ước lớn nhất của em là được trở thành phi công, lái những chiếc máy bay thật lớn, thật to bay lên bầu trời cao và trong xanh trên kia.

Em tin chắc rằng mình sẽ thực hiện được ước mơ đó.