K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2017

Thị xã Kon Tum yên ả dưới chân dãy Ngọc Lĩnh từ xưa đến nay vẫn thưa vắng dấu chân lữ khách. Vì vậy mà những nét đẹp và những câu chuyện về phố núi bên dòng Đắk Blah còn đó như món quà bất ngờ cho ai một lần ghé qua. Một trong những món quà đó là nhà thờ Chánh Tòa bằng gỗ đẹp và độc đáo có tuổi đời gần trăm năm.

Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc trên một diện tích rộng giữa trung tâm thị xã, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na. Công trình này hoàn toàn bằng gỗ, được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây dựng.

Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng khâm phục là gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp.

Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái thật cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế và mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.

Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện.

Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ XIX, gồm nhiều hiện vật, các bút tích… của những vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Cũng có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này.

Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Điều đáng trân trọng là ở đây không bán vé tham quan, cũng không phải đóng góp tiền của gì, và dù chỉ có một du khách, cô thuyết minh trẻ của chủng viện vẫn say mê kể chuyện với sự am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng… Có lẽ người ở đây chỉ mong muốn cái hay cái đẹp của vùng đất Tây Nguyên được khách đường xa biết tới. Đúng là một nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất này.

Đại ngàn giờ đã lùi rất xa, màu áo thổ cẩm cũng không còn thấy giữa phố núi. Nhưng tiếng chuông thánh đường vẫn vang vọng ngày ngày, cho đến khi nào con người còn cần những chốn thiêng.

Nằm tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng hơn 1km, nhà thờ gỗ Kon Tum được bắt đầu xây dựng vào năm 1913, đến năm 1918 thì cơ bản hoàn thành. Toàn bộ kinh phí xây dựng do một linh mục người Pháp (ông là Giô-sép Đe-crui-lơ) bỏ ra. Ông muốn xây dựng nhà thờ này để đáp ứng nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ ở làng Kon Tum ngày ấy.

Đến Kon Tum, ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng cây gỗ cà chít, một loại gỗ rất bền và chắc. Diện tích ban đầu của nhà thờ khoảng 700m2, sau đợt trùng tu vào năm 1996, diện tích được mở rộng thêm 400m2. Toàn bộ kiến trúc của nhà thờ đều được thiết kế theo kiểu châu Âu. Mặt chính được thiết kế theo kiểu Gô-tích. Cổng chính vào nhà thờ làm theo hình vòng cung, trên nóc có một tháp lớn, mái nhọn. Hai bên là hai dãy hành lang chạy dọc theo bên hông nhà thờ, kích thước mỗi bên khoảng hơn 2m. Mái của hai dãy hành lang này đã được sửa chữa lại, mang dáng dấp kiến trúc của dân tộc ít người. Bên trong giáo đường rộng thênh thang, hàng cột gỗ hai người ôm không xuể đã ngả màu đen bóng. Hệ thống cột kèo trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như ở các nhà rường cổ, nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn.

Các ô cửa sổ được thiết kế rộng, tạo thành một không gian sáng sủa và thoáng mát. Ngoài kiểu cách trang trí như các nhà thờ Thiên chúa giáo khác, ở đây còn trang trí những đồ vật do người dân tộc ít người làm như những dây sôl, lòng treo… mang nhiều màu sắc rực rỡ. Các tấm màn và khăn trải bàn là những tấm vải thổ cẩm được dệt bởi những tín đồ người dân tộc. Có thể nói, đây là một điểm đột phá trong kiến trúc của nhà thờ. Để tạo ra một khung cảnh phù hợp với đời sống văn hóa của các dân tộc ít người, bên cạnh nhà thờ còn xây dựng một ngôi nhà rông và cây nêu rất lớn để bà con đến đây sinh hoạt vào những dịp lễ lớn của đạo thiên chúa. Phía sau nhà thờ là một dãy nhà để nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi người dân tộc thiểu số, do các sơ trong nhà thờ thành lập. Cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, tạo ấn tượng trang nghiêm huyền bí, song cũng rất gần gũi. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu, vẽ các điển tích trong Kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ tráng lệ cho giáo đường.

Hàng ngày có rất đông các tín đồ từ khắp nơi về đây cầu nguyện và sinh hoạt tôn giáo. Trong những dịp lễ lớn, đồng bào Kinh cũng cùng đồng bào các dân tộc quanh vùng tề tựu về đây sinh hoạt rất đông vui. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ các dân tộc diễn ra rất sôi nổi. Hàng năm còn có rất nhiều đoàn khách về thăm quan, chiêm ngưỡng các đường nét kiến trúc độc đáo và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum.

3 tháng 9 2017

Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn củangười Ba Na - sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗcà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

7 tháng 7 2021

' vườn nhà em có hàng tre xanh

cây rợp bóng mát yệu đời yên lành ''

Câu hát đã làm sống dậy trong lòng tôi cái cảm xúc bồi hồi khi đã đi xa nhà và mảnh vườn thân yêu. Vườn nhà tôi nhỏ lắm, chỉ khoảng chục mét vuông thôi , nhưng ấp ủ biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Ôi tôi yêu màu xanh nõn nà của những nụ bắp cải tắm nắng ; yêu cái mỡ màng của thảm rau má lúp xúp dưới chân khi nắng sớm lên. tôi yêu trong thứ nắng ngọt ngào ấy, những quả cà chua căng tròn đỏ mọng làm sáng rực cả khu vườn. Và tôi còn nhớ , cái lần bị mẹ đánh cho trận đòn ''sinh tử'' ấy, tôi đã ra ngoài vườn ngồi nức nở cùng ánh hoàng hôn trầm lặng rồi ngù đi luc1 nào không hay.... Tôi còn nhớ cái lần đi thu hoạch rau cùng bố mẹ , tôi và em đã đùa nghịch với nhau một bữa '' long trời lở đất '' ấy đã làm gãy mất cây trà của mẹ. Thế là bị mẹ phạt đứng ngoài vườn cả đêm với bầy muỗi đang đợi đánh chén... ôi, một tuổi thơ hạnh phúc gắn bó với khu vườn ấy như huyết mạch của mình. Mảnh vườn thân yêu ơi .........!

XONG RỒI ĐÓ!

21 tháng 1 2019

ông tự soi bàn thờ nhà mình đi rồi tui tả cho

21 tháng 1 2019
Tết năm nào cũng vậy, bố và anh Thành quét dọn bàn thờ, lau chùi đỉnh đồng, lư hương và dán câu đối đỏ. Còn mẹ và chị Hoan thì bày mâm ngũ quả để đặt lên bàn thờ gia tiên.Chiếc mâm bồng bằng gỗ sơn son thếp vàng của các cụ ngày xưa để lại đã được “tắm” sạch bong. Mọi thứ hoa trái cũng vậy, có trái mẹ mua từ chợ Cầu, có thứ mẹ hái trong vườn nhà. Nải chuối tiêu xanh, to nhất, đẹp nhất được mẹ ngắm chọn từ buồng chuối bố cắt từ vườn về.Nải chuối được đặt vào chính giữa chiếc mâm bồng. Một trái phật thủ to bằng hai bàn tay người lớn úp chụm vào nhau, da vàng tía bóng lên, có nhiều móng dài cuốn lại đẹp như móng tay Phật. Hương phật thủ dậy lên nồng nàn khi Tết đến, lúc xuân sang. Một chục hồng, quả nào cũng có tai, đỏ rực và căng bóng lên, nổi bật trên sắc xanh nải chuối.Cam phải là cam xã Đoài, da vàng ươm, dáng to tròn, thơm và ngọt, thứ cam tiến nổi tiếng xưa nay, năm nào mẹ cũng cất công tìm mua. Mẹ nói: Mâm ngũ quả không thể bày cơm Giàng, cam Bố Hạ, mà phải là cam tiến xã Đoài kia...”. Loại trái cây thứ năm là bưởi. Quả to bằng đầu đứa trẻ lên năm, có cuống và lá, vàng tươi, dáng đẹp.Cùng với năm thứ trái cây ấy, chị Hoa còn điểm vào vài ba bông hồng và một số búp huệ trắng ngần. Thế là đủ năm sắc màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, hồng. Năm thứ trái cây xếp kề nhau, nâng niu nhau, tạo hình tháp trông thật đẹp mắt. Hương vị ngọt ngào của hoa trái quyện với hương trầm gợi lên sự thanh khiết và trang nghiêm.Cùng với hai cặp bánh chưng, một đĩa đầy trầu cau, mâm ngũ quả nổi bật trang trọng trên bàn thờ ngày Tết. Tất cả tôn vinh vẻ đẹp văn hóa cổ truyền mà bố mẹ nâng niu và trân trọng.Mâm ngũ quả thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay mẹ. Mâm ngũ quả là tấm lòng của mẹ hiền, là hương vị ngày Tết đầu xuân. Phải đến mồng 5 Giêng, mẹ mới hạ mâm ngũ quả chia phần thơm thảo cho con cháu.Năm nào cũng thế, em cứ mong Tết để được ngắm mâm ngũ quả của mẹ và chị Hoan chăm chút dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Em ao ước sẽ đến một Tết nào đó, được cùng mẹ bày mâm ngũ quả.Hk tốt.tk mk nhé.
13 tháng 10 2016

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén cho hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời  thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người đội viên thiếu niên đầu tiên, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy  mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh Kim Đồng mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển.  Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay  đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà  biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !

Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm  dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ! cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .

Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy  đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh  ngôi trường thân yêu này ...

Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi  nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !

Đứng ở hàng hiên này đây, tôi nhìn từng cánh phượng thung thăng về bên thảm cỏ, nhìn những công trình đang được hoàn thành, lòng tôi thầm mong ước. Tôi mong sao ngôi trường tôi càng đẹp hơn, mong sao ngôi trường lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ tôi cùng bao bè bạn. Tôi hy vọng mai sau khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi sẽ còn được về trong tình thương yêu của thầy cô như ngày nào còn bé.

Ôi ngôi trường thân yêu của tôi, ngôi trường đẹp và rất đổi thiêng liêng, nơi đã cho tôi tình thương và chắp cánh cho ước mơ của tuổi thơ tôi. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên tình thầy, tình bạn ở mái trường mến yêu này.

13 tháng 10 2016

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng diễn ra trong không gian và thời gian xác định nhằm cảm tạ, cầu xin và tôn kính các vị thần, tưởng nhớ một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, thể hiện phương cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, xã hội. Nhìn tổng thể, lễ hội dân gian Tây Nguyên không có những khác biệt lớn so với 54 tộc người ở nước ta về đối tượng thờ, mục đích, nghi thức, không gian và thời gian tổ chức… Những lễ hội của các tộc người Tây Nguyên được hình thành từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người mà từ đó nảy sinh và tích hợp nên các hiện tượng văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa tinh thần khác, lễ hội ở đây chịu sự tác động trực tiếp của những yếu tố về địa lý, kinh tế, lịch sử, xã hội và phương thức canh tác nương rẫy. Do vậy, nó vừa có nét tương đồng với các tộc người ở nước ta, nhưng cũng có những sắc thái văn hóa mang đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên. Điều đó không hề mâu thuẫn với những đặc điểm chung của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên, mà còn góp phần tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nó giống như sợi chỉ đỏ để gắn chặt và góp phần tạo nên sự cố kết cộng đồng các tộc người Việt Nam. Lễ hội còn là bức tranh sinh động, tổng thể nhất về những sắc thái văn hóa bao hàm nhiều giá trị khác nhau.

Đó là nhà thờ La Vang 

Hok tốt!~

18 tháng 11 2018

ai xoạc nào

6 tháng 11 2016

2)

 Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người. 
6 tháng 11 2016

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

I. Mở bài: giới thiệu về người hàng xóm

II. Thân bài: kể về người hàng xóm

1. Kể ngoại hình và tính tình người hàng xóm:

a. Kể ngoại hình:

- Chú năm nay đã 50 tuổi

- Chú em có dáng người cao, gầy

- Chú thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, chú thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái

- Khuôn mặt chú rất góc cạnh, trông rất ốm

- Mái tóc chú có vài sợi bạc

- Chú có đôi mắt long lanh biết nói

- Vầng trán chú rất cao

- Mũi chú cao và thẳng

- Đôi môi của chú dày và tươi

- Đặc điểm nổi bật của chú về khuôn mặt là có nốt rồi to ngay cạnh mắt phải

b. Kể tính tình:

- Chú rất yêu thương gia đình và mọi người xunh quanh

- Chú đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa

- Chú luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì

- Điều em yêu nhất ở chú là ba luôn yêu thương mọi người

2. Kể về hoạt động của chú:

- Chú là công chức nhà nước

- Ngoài giờ đi lam thì chú chăm sóc vườn rau

- Chú thường giúp mọi người xung quanh

- Chú rất vui tính và thân thiện

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người hàng xóm

- Em rất mến chú

- Em muốn có một khu vườn giống như chú, em sẽ theo chú học hỏi.

20 tháng 6 2017

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau

 

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn

- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Đoạn cuối: Biểu cảm

→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.

9 tháng 11 2021

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau

 

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn

- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Đoạn cuối: Biểu cảm

→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.hihivui