K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2018

 

  Cây có múi Cây nhãn Cây vải Cây xoài Cây chôm chôm
Nhiệt độ 25 – 270C 21 – 270C 24 – 290C 24 – 260C 20 – 300C
Lượng mưa 1000 - 2000 1200 1250 1000 - 1200 2000
Độ ẩm 70 – 80% 70 – 80% 80 – 90% 70 – 80% 80 – 90%
Ánh sáng Đủ Đủ Nhiều Đủ Nhiều
Đất Dày Phù sa Phù sa Phù sa Thịt, cát
pH 5,5 – 6,5 5,5 – 6,5 6 – 6,5 5,5 – 6,5 4,5 – 6,5
4 tháng 4 2019

Nhiệt độ thích hợp từ 25oC – 27oC.

Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh.

Độ ẩm không khí 70 – 80%. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm

Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan… Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.

3 tháng 6 2017

Giá trị dinh dưỡng: Các loại quả của cây ăn quả có múi là nguồn cung cấp vitamin C, đường, chất khoáng cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, tinh dầu, bánh kẹo.

Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ thích hợp từ 250C – 270C.

- Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh.

- Độ ẩm không khí 70 – 80%. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm

- Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan… Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.

3 tháng 5 2019

Giá trị dinh dưỡng: Cùi nhân chứa đường, axit hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe… nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng nhân mang lại thu nhập cao hơn một số cây trồng khác.

 

Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.

- Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.

- Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.

- Đất Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH= 6 - 6,5.

29 tháng 10 2018

Giá trị cây vải:

- Ăn quả tươi hoặc sấy khô.

- Làm nước giải khát, đồ hộp.

- Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp.

- Hoa là nguồn mật ong chất lượng cao.

- Là cây cho bóng mát, phủ xanh đồi trọc.

Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C. Trong năm (tháng 1, 2) cần có nhiệt độ thấp để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thích cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là 180C – 240C.

- Lượng mưa tối thiểu trong năm là 1250mm. Độ ẩm không khí từ 80 – 90%, chịu được hạn nhưng chịu úng kém.

- Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa.

- Đất: Cây vải có thể trồng trên đất phù sa, đất đồi… nhưng thích hợp là đất phù sa, có tầng đất dày, độ pH từ 6 – 6,5.

15 tháng 10 2019

Nhiệt độ: cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ 200C – 300C.

Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm, phân phối đều trong năm

Ánh sáng: Cây chôm chôm rất cần ánh sáng. Vì vậy, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây.

Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp; tầng đất dày; nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 – 6,5.

7 tháng 8 2017

Lợi ích việc trồng xoài:

- Xoài là cây ăn quả nhiệt đới trồng ở nhiều nơi trong cả nước. Quả xoài chứa các chất dinh dưỡng như: đường, các Vitamin và khoáng chất.

- Quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp, hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật nuôi ong rất tốt.

Điều kiện ngoại cảnh:

- Nhiệt độ thích hợp: 240C - 260C.

- Lượng mưa trung bình từ 1000 - 1200 mm/năm. Cây xoài cần có mùa khô để giúp phân hoá mầm hoa được thuận lợi.

- Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng.

- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất trừ đất sét, thích hợp với đất phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5.

5 tháng 5 2019

Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

- Ý nghĩa: là yêu cầu cơ bản với người làm nghề trồng cây ăn quả cần phải có để có thể làm được.

Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Ý nghĩa: để có cảm hứng khi làm việc, không bị chán nản khi gặp khó khăn.

Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.

- Ý nghĩa: nghề trồng cây ăn quả là một nghề vất vả, do đó cần có một thể chất khoẻ mạnh và phù hợp.

5 tháng 12 2018

Nhiệt độ: Cây ăn quả ở nước ta rất đa dạng, có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, yêu cầu nhiệt độ của chúng rất khác nhau.

Độ ẩm, lượng mưa: Nói chung các loại cây ăn quả đều ưa độ ẩm không khí khoảng 80 – 90%, lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000m và phân bố đều trong năm.. Cây ăn quả chịu được hạn nhưng chịu úng kém. Vì vậy, cây thường được trồng ở nơi đất cao, không bị úng ngập.

Ánh sáng: Cây ăn quả là cây ưa sáng, nhưng cũng có một số cây chịu được bóng râm (dâu tay, dứa…)

Chất dinh dưỡng: Cây ăn quả là cây lâu năm. Trong quá trình sinh trưởng phát triển: cành, lá phát triển mạnh; hoa, quả nhiều nên cần đủ các chất dinh dưỡng đạm(N), lân (P), kali (K) và nguyên tố vi lượng

Đất: Cây ăn quả có bộ rễ ăn sâu và phát triển tốt trên các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước. Các loại đất đỏ, đất phù sa ven sông là thích hợp.

26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.